Công tác đầu tư, tôn tại các di tích lịch sử văn hóa được các cấp, các ngành quan tâm, trong thời gian qua đã huy động được trên 40 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa, nguồn thu từ hòm công đức, đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa các di tích lịch sử, văn hóa, như: Di tích Chỉ huy Sở tiền phương, Tổng cục hậu cần, Bộ tư lệnh Đoàn 559- Đoàn 500 (xã Hương Đô); Địa điểm chứng tích tội ác chiến tranh Trường cấp 2 Hương Phúc (xã Hương Trạch). Tôn tạo Thành Sơn Phòng- Hàm Nghi và di tích Đền Trầm Lâm, Đền Ngàn Trụ (xã Phú Gia). Đền Voi Ngựa và chùa Phúc Linh (xã Gia Phố). Chùa Hạ Phúc và Đền Tam Tòa (xã Lộc Yên). Đền thờ Trần Phúc Hoàn (xã Hương Vĩnh).
Phòng Văn hóa- Thông tin, Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức khảo sát, kiêm kê, nắm thông tin ở các di tích. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn việc trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp các hạng mục; hướng dẫn làm thủ tục đề nghị xếp hạng đối với các di tích đủ điều kiện, đang hướng dẫn sưu tập tư liệu, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng cho 05 di tích loại hình nhà thờ danh nhân, người có công, đền thờ thần, gồm: Đền Long Mạch Sơn Thần (xã Hương Thủy); Nhà thờ họ Mai, Đền Phúc Ấm (xã Hương Long); Nhà thờ họ Trần Hữu (xã Hòa Hải); Nhà thờ họ Lê Danh (xã Phú Phong). UBND huyện đã lập danh sách đề nghị UBND tỉnh kiểm tra, hướng dẫn xây dựng hồ sơ cấp giấy CNQSD đất đối với có 05 di tích, gồm: Chùa Hạ Phúc (Lộc Yên), Chùa Phúc Linh (xã Gia Phố), Đền thờ Trần Phúc Hoàn và Chùa Bảo Lâm (xã Hương Vĩnh), Chùa Lung (xã Hương Thủy) và Chùa Yên Bình (xã Hòa Hải). Các di tích lịch sử, văn hóa còn lại đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính.
Cấp ủy, chính quyền các địa phương đã phối hợp với các trường học trên địa bàn, chỉ đạo Đoàn, Đội nhà trường tổ chức cho đoàn viên, đội viên tham gia chăm sóc, bảo vệ môi trường tại các di tích (các đơn vị làm tốt như Hương Vĩnh, Hương Trạch, Hương Đô, Phú Gia). Hiện có 13/42 trường đã gắn việc giáo dục truyền thống cho học sinh, về bảo vệ, phát huy giá trị di tích thông qua các hoạt động ngoại khóa và thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (tiêu biểu như Trường THPT Phúc Trạch, THPT Hàm Nghi, Tiểu học Hương Đô...).
Để nâng cao nghiệp vụ cho cho đội ngũ công chức văn hóa cơ sở và Ban quản lý, Ban lễ nghi, UBND huyện, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp mở các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức các hoạt động tại di tích. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di tích phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, văn hóa tâm linh của nhân dân như có bảng chỉ dẫn (Hương Vĩnh, Phú Phong, Phú Gia); đổi mới, tổ chức tốt các hoạt động hành lễ, in tờ rơi quảng bá các di tích trên địa bàn (Phú Gia, Gia Phố, Lộc Yên). Các lễ hội truyền thống được chính quyền địa phương và nhân dân tổ chức trang trọng, nghiêm túc thu hút đông đảo nhân dân, khách thập phương tham dự. Hiện tại có 2 lễ hội chính hàng năm là Rước sắc Hàm Nghi - Sơn phòng và rước sắc Đền Ngàn trụ (Phú Gia). Các di tích dòng họ, đền chùa chủ yếu tổ chức lễ hội vào ngày giỗ, rằm tháng giêng hoặc rằm tháng bảy.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác đầu tư, quản lý, khai thác các di tích lịch sử- văn hoá trên địa bàn huyện Hương Khê vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như:
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác đầu tư, quản lý và khai thác giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn còn mang tính thời vụ, thiếu kế hoạch tổng thể, nên nhiều di tích tuy đã được xếp hạng nhưng nhiều năm liền không phát huy được các giá trị lịch sử- văn hóa.
Cơ sở vật chất tại các di tích còn thiếu nhiều; một số hạng mục bị xuống cấp nhưng không có nguồn vốn để sửa chữa, tôn tạo, làm mới. Di tích Đền Cây Chay- Rôôc Cồn (xã Phú Phong) mặc dù đã được xếp hạng cấp quốc gia cách đây 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư xây dựng.
Công tác tuyên truyền, quảng bá các di tích còn hạn chế, chưa thực sự phát huy hết giá trị của các di tích nhằm giáo dục truyền thống, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là ở các di tích lịch sử văn hóa cách mạng như Di tích Rôôc Cồn (xã Phú Phong), Địa điểm chứng tích chiến tranh Trường cấp 2 Hương Phúc (xã Hương Trạch), Chỉ huy Sở Tiền phương Tổng cục hậu cần, Bộ tư lệnh Đoàn 559- Đoàn 500 (xã Hương Đô). Việc tổ chức các hoạt động hành lễ, lễ hội có đổi mới nhưng còn hạn chế. Công tác quản lý tại các khu di tích lịch sử, văn hóa cách mạng chưa rõ cách thức tổ chức thực hiện, còn nhiều lúng túng.
Hoạt động Ban quản lý, Ban lễ nghi, Ban hộ tự ở nhiều di tích chưa rõ nhiệm vụ, hiệu quả đạt được thấp; công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thiếu thường xuyên, chưa hiệu quả; nhiều di tích không có biển dẫn tích, nội quy hoạt động, bảng giới thiệu về lịch sử di tích...
Công tác quản lý nhà nước đối với các nguồn thu tại các khu di tích còn thiếu thống nhất, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
Công tác nghiên cứu, sưu tầm các tư liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày ở di tích đang hạn chế như ở Di tích Thành Sơn Phòng, Điện thờ Vua Hàm Nghi (xã Phú Gia); Chỉ huy Sở Tiền phương Tổng cục hậu cần, Bộ tư lệnh Đoàn 559- Đoàn 500 (xã Hương Đô).
Để không ngừng nâng cao giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, thiết nghĩ cấp ủy, chính quyền, phòng ban chuyên môn cần quan tâm tâm một số nội dung sau:
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý, đầu tư, khai thác các di tích lịch sử - văn hóa; xây dựng kế hoạch tổng thể về phát huy giá trị các di tích; kịp thời kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn các ban quản lý, ban hộ tự, ban lễ nghi các di tích bổ cứu, chấn chỉnh những sai lệch trong hoạt động tại các di tích.
Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình nhằm tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di tích lịch sử văn hoá; tiếp thị, tập trung giới thiệu rộng rãi các di tích dưới góc độ tài nguyên du lịch văn hoá cho du khách trong và ngoài nước thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, mạng Internet, các cuộc hội chợ, triển lãm.
Tổ chức tốt các chương trình tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động cho cán bộ văn hóa cơ sở, ban quản lý, ban hộ tự, ban lễ nghi; cử cán bộ đủ điều kiện giới thiệu về lịch sử, giá trị các di tích khi có các đoàn du khách đến tham quan. Hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị làm tốt công tác lễ hội, quảng bá lịch sử, giá trị các di tích. Tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền xếp hạng các di tích đủ điều kiện.
Hằng năm phân bổ nguồn ngân sách để tôn tạo, sửa chữa một số hạng mục các di tích đã được xếp hạng; tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội hóa và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí công đức; tăng cường bảo vệ, tu sửa, gìn giữ và bảo tồn các di tích, tài sản, báu vật trong di tích; đề nghị cấp giấy CNQSD đất cho các di tích.
Ban quản lý các di tích xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để tham mưu trong công tác quản lý, phát huy giá trị, hiệu quả khai thác các di tích (quan tâm xây dựng một số hạng mục như cắm mốc ranh giới khu di tích, làm biển chỉ dẫn, bảng dẫn tích; thu thập tư liệu, thông tin về các di tích; tăng cường công tác bảo vệ tài sản, tư liệu bên trong di tích; tổ chức tốt việc hành lễ, đón tiếp du khách; hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt việc quản lý thu, chi các nguồn xã hội hóa, công đức, ủng hộ tại các di tích.
Tăng cường công tác giáo dục truyền thống, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đoàn thanh niên, Ban giám hiệu các trường thực hiện có hiệu quả, thiết thực hợn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với việc chăm sóc, gìn giữ và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa di tích.
Di tích là một thành tố quan trọng của sinh thái văn hóa một địa phương, một vùng miền, một nước. Giữ gìn và khai thác tốt di tích là không chỉ chúng ta đã thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà còn góp phần xây dựng một môi trường sinh thái văn hóa cho hôm nay và mai sau với phương châm: hội nhập, phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Vì thế quản lý, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của tất cả mọi người, mọi cấp, mọi ngành.a