Đền Phúc ấm xã Hương Long được chính quyền và Nhân dân địa phương khôi phục xây dựng trên nền cũ đang trong giai đoạn hoàn thành
Một làng quê vốn đựơc khai sinh vào đầu thời Lê cuối Nguyễn, các tộc họ từ Yên Hội, Vĩnh đại Đức thọ, theo tiếng gọi di dân lập ấp lên đây. Họ Mai - họ Phan - họ Hoàng - họ Nguyễn - họ Trần - họ Dương - họ Lê - họ Hồ. Đông nhất là họ Mai, họ Nguyễn do đó cấu trúc từ đường các họ mang dáng dấp Hoa văn ngoài bắc. Đặc biệt giọng nói Đúc Thọ chẳng ai lai rõ tiếng Hương khê. Vẫn nón lá áo tơi bây giờ không còn nữa, sắc thái văn phong người Phúc Ấm ít quê kịch hơn vì ngoài việc cày sâu cuốc bấm, ngưòi Phúc Ấm còn khéo tay trong nghề đan lát, vá may, hàng mã, hàng vàng, hàng mộc, kéo mía, ép dầu. Nguồn thắp sáng thời ấy cho cả huyện do người làng Phúc Ấm cung cấp (Dầu lai, dầu lạc, dầu vừng) Do các che ép dầu ở đây chế biến, các bà, các chị sọi sặng chợ búa, hàng xay, hàng xáo, tạp hoá... không kém ai. Buôn bán đi dọc ra Vinh, Thanh hoá hay đi tàu hoả Bắc nam vào tận Quãng Bình, ít vốn nhiều lời nhờ mua tận gốc bán tận ngọn, Bới vậy mà ăn trắng mặc trơn hơn những nơi khác. Đặc biệt là mùa Cau, người ta đổ về các làng quê mua sĩ, về phơi khô. Hội Róc cau, bứa cau vui đáo để, các câu hò, ví dặm, hát Phường vải, Phường Nón, hát hò, hát đò đưa từ ấy vang tận thâu đem suốt sáng, nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa. Dân làng Phúc Ấm chẳng kém thua ai. Lại còn nữa nghề Hàng Mã, làm Vàng thoi xếp hàng ra chợ hàng ngày.
Nhờ đi bằng hai chân nên dân cư làng Phúc Ấm ít lam lũ hơn. Tuy vậy nạn đói năm 1945 và cảnh thiếu ăn đầy nước mắt của gian ác tá điền, thì nhờ cách mạng mới đổi đời được, thế đất của làng tuy không cao nhưng chẳng hề lụt lội: Tuới tắm ruộng đồng, vườn cây trái từ năm 1945, đã có dẫn thuỷ nhập điền của đập Thuận Trị, củ khoai, bắp ngô, hạt lúa, đậu, lạc, vừng, mít... cứ theo tay người nông dân cần cù mà tăng lên. Trong vườn thì Cam ngọt, quýt, bưỏi nhiều. Những trái quả này cư dân ở đây cứ làm quà biếu cho người thân về cuội nguồn mang theo ăn dần để thẫm đậm tình quê hương.
Dù ở đâu? đi đâu? thì người dân Phúc Ấm vẫn giàu lòng yêu nước. Một sơn Phòng thời Hàm Nghi chống Pháp, một Roọc cồn Phú Phong oanh liệt thời kỳ 1930- 1931 có maú xương người Phúc Ấm. Hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp - Mỹ người Phúc Ấm đóng góp xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang mà Đảng và Chỉnh phủ trao tặng cho xã nhà là một danh dự vẻ vang. Đây là cái nôi cội nguồn của làng quê nơi chốn rau cắt rốn của bao thế hệ trong làng.
Tại Làng Phúc ấm có Đền Phúc ấm là nơi thờ vị Thành hoàng Dương tướng công với bài vị: Bản thổ đương niên đương cảnh Thành hoàng Đại cai quản Ngọc Khê hầu Dương tướng công Dục bảo trung hưng quang y trung đẳng thần và Tả đương niên hậu đương cảnh Phan Danh Nho, Phan Huy Xán. Tả thiên thiên lực sĩ hậu vạn tinh binh người có công chiêu dân lập ấp khai phá làng này.
Báo An ninh thế giới số 633 ra ngày 3-3-2007 (trang 28, 29) thời Đô Đô thống chế hùng thắng Đại tướng quân, võ tướng trấn ải vùng biên cương Tổ quốc và đức bẩm linh thông tổng quản Ngọc Khê hầu (tức Dương tướng công vệ tướng được tôn làm Thành Hoàng bản xứ Phúc Ấm).
Nhà sử học Phan Huy Lê đã đọc các sắc phong cho Đền Phúc Ấm
Thời Vua Khải Định 1916 – 1925 sắc phong
- Dương tướng công chi thần 1907 – 1915
- Thanh y anh linh chi thần 1916 – 1925
- Bản thổ anh linh chi thần 1848- 1883
- Ngọc hầu anh linh chi thần 1889- 1906
- Bản thuộc Thành hoàng chi thần 1841 – 1847
Đền làng theo kiến trúc lối cổ cầu kỳ được hưởng ra đồng với hai cột nanh cao vút có hình rồng lượn, nghê chầu.
Cột trái: Hương quang chiếu diệu thiên thiên tú.
Cột phải: Phúc địa khang nhàn tứ tứ xuân.
Tường cổng có hình lính canh dắt ngựa đứng chầu hai bên bao bọc bởi những luỹ tre làng: xóm Tây, xóm Thượng, xóm Bắc, xóm Bình như ôm ấp một báu vật tiền nhân dày công xây dựng. Bên cạnh rừng cây giữa làng là những cây cổ thụ rậm rạp toả bóng mát làm tăng vẻ cổ kính của Đền làng. Tiếp đó là bái đường có sân trước, sân sau rộng rãi nơi họp làng bàn các việc quan trọng.
Hội làng thường được tổ chức vào Sáng 25 tháng 2(Âm lịch) dân làng kéo đến đông vui là vậy mà vẫn nhịp nhàng dưới sự điều khiển của ban hành lễ, các chủ tế, các bồi tế là các chức sắc do làng cử ra theo nghi thức tế thần linh cổ truyền thật hoành tráng, thật trang nghiêm. Nguồn kinh phí tê lễ từ thu nhập của các ruộng công và các nguồn thu nhập công đức khác của làng. Lễ vật là bò, lợn, gà, xôi, bánh trái… Tế xong đồ lễ được chia đều, chức sắc thì được phần hơn, thứ dân ít ra cũng được nắm xôi, dọng thịt ai cũng được hưởng lộc của Thành Hoàng.
Giếng làng
Sự tích ngày 25 tháng 2: Tương truyền vị Thành Hoàng này có thú đi săn đêm, hôm đó Ngài lên vùng Loan dạ. Khi đi người nhà ai cũng can ngăn vì hôm nay số tử vi chiếu ông bị hổ vồ, do hăm hở đam mê đầu xuân không ai can ngăn được. Cái đêm định mệnh đó, đêm về ngủ bốn hộ vệ cận thần nằm bốn bên, ông nằm ở giữa, chừng canh ba bỗng “rầm” một tiếng mọi người tỉnh dậy thì chủ Tướng đã bị hổ vồ quân lính toả ra xua đuổi quyết liệt cuối cùng cũng đem được xác ông về cả đêm đến làng Phúc Đồng một sự kỳ lạ nữa đã xảy ra. Khi sĩ tốt đặt xuông nghỉ, lúc quay ra đã thấy xác ông bị mối xông hết chỉ còn đống đất mối. Người ta đành xây mộ ông khắc bia dựng miếu thờ, không có cách nào khác mộ lăng ông hiện nay đang còn ở thôn 11 xã Phúc Đồng.
Từ đó Tổng Chu lễ nơi nào cũng lấy ngày 25 tháng 2 làm ngày giỗ Thành Hoàng là vậy. Đây là điểm nhấn rất ấn tượng đáng được trân trọng coi hương khói đền làng có Ban phủ từ do làng chọn trong các bô lão sốt sắng việc làng. Từ Đền làng đi đến trại khẩn là nền Kỳ Yên bởi nơi đây thờ Nam tào Bắc đẩu nên không có mái che, án tọa, các bệ xây hình hương án để thính cầu các thiên binh thiên tướng và âm binh phù hộ bình yên cho dân làng. Lễ cúng vào rằm tháng giêng.
Từ đền làng nhìn chếch theo hướng Tây Nam ta thấy cổng tam quan và toà nhà thánh của làng, thờ các vị đậu đạt cao từ tiến sĩ – cử nhân – tú tài như: Ông Hầu Thái Bạch, ông Phan Thời Nghĩa, ông Phan Duy Thành … , có thể nói đây là Văn miếu thu nhỏ của làng từ thời Đức Khổng tử và các vị thánh hiền, có cả những văn nho trong nước. Đạo nho có nguồn gốc từ Trung Quốc được Sĩ Nhiếp sau đó là Nhâm diên nhưng mãi đến thời Lý mới có Văn miếu đầu tiên thờ Đức khổng tử. Thời đó có rất nhiều đạo giáo khác nhưng làng ta chỉ thờ mỗi đạo nho thôi. Có lẽ vì thế mà trong cốt cách người Phúc Ấm có bóng dáng Tam cương ngũ thượng của khổng tử.Trông coi toà thánh là Ban thụ giáo gồm 5 người và tế lễ vào rằm tháng 8 âm lịch.
Với sự linh thiên và ý nghĩa đó thể theo nguyên vọng của Nhân dân trong vùng chính quyền xã Hương Long đang đầu tư tôn tạo, phục chế lại ngôi Đền để lớp lớp con cháu về quê có dịp được chêm ngưỡng, thắp hương tướng nhớ các vị tiền nhân.
Phan Đình Sáng
Hương Long - Hương Khê –Hà Tĩnh
Võ văn Trình Trưởng phòng VHTT