Tại cuộc họp đồng chí Nguyễn Duy Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện đã thông tin về chủ trương của các cấp thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ, các văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng chợ Huyện Hương Khê; phương án đóng cửa chợ Sơn và đưa chợ Huyện vào hoạt động.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc.
Chợ Sơn huyện Hương Khê nằm trên địa bàn thị trấn huyện Hương Khê, được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1993. Đến nay, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, nguy cơ xẩy ra cháy nổ, mất an toàn cho con người và tài sản của các hộ kinh doanh trong chợ.
Chợ Huyện Hương Khê nhìn từ trên cao.
Năm 2016, huyện Hương Khê đã xây dựng chợ mới tại tổ dân phố 6, thị trấn Hương Khê có tổng diện tích 54.289 m2, do Công ty TNHH TM Đức Tài làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 122 tỷ đồng, bao gồm có 904 ki-ốt và các công trình phụ trợ khác.
Các đồng chí chủ trì buổi làm việc.
Đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành. Sau khi nhà đầu tư thông báo định giá bán của các ki-ốt, đến đầu tháng 11, đã có 261 hộ kinh doanh đăng kí nộp tiền mua 452 ki-ốt, trong đó có 168 hộ tiểu thương đang có ốt kinh doanh cố định tại chợ Sơn tham gia đăng kí mua ki-ốt tại chợ mới.
Ông Phạm Anh Tuấn, đại diện nhà đầu tư thông qua một số chính sách ưu đãi ...
Các tiểu thương tham dự buổi làm việc.
Tại cuộc họp đại diện nhà đầu tư ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH TM Đức Tài đã thông qua một số chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các tiểu thương tại chợ Sơn có đăng kí thuê ki ốt tại chợ Huyện. Cụ thể, với những tiểu thương đăng ký sớm, chấp hành tốt chủ trương sẽ được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê ki-ốt, đối với trường hợp bị thiệt hại nặng do sự cố cháy chợ cũ năm 2016, công ty sẽ hỗ trợ 6 tháng tiền thuê ki-ốt.
Các tiểu thương tham dự buổi làm việc.
Ngoài ra, tiểu thương còn được hỗ trợ tiền điện, tiền nước, hỗ trợ phương tiện vận chuyển, lãi suất ngân hàng… Riêng với các hộ gia đình người có công, nạn nhân chất độc da cam, hộ nghèo cũng sẽ được hỗ trợ từ 3 – 6 tháng tiền thuê ki-ốt.
Ông Nguyễn Trung Chính phát biểu ý kiến...
Thảo luận, kiến nghị với cơ quan chức năng tại buổi làm việc, đa số tiểu thương bày tỏ ý kiến phấn khởi, nhất trí cao với chủ trương xây dựng chợ mới khang trang, hiện đại thay thế cho chợ cũ đã xuống cấp.
Ông Lại Thế Mão nêu ý kiến...
Phần lớn tiểu thương cho rằng, hiện đã gần đến Tết Nguyên đán – thời điểm kinh doanh tốt nhất trong năm, do vậy, việc di dời chợ trong thời điểm này sẽ gây nhiều xáo trộn, ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Hơn nữa, công tác chuẩn bị chuyển dời của tiểu thương ở chợ cũ cần có thêm thời gian.
Anh Nguyễn Văn Tạo nêu ý kiến...
Một số tiểu thương cũng đề nghị chính quyền địa phương, chủ đầu tư hoàn thiện chợ tốt hơn, các ki ốt cần phù hợp với thực tế của từng lĩnh vực kinh doanh; đặc biệt, cần dẹp nạn chợ cóc, hàng rong trái quy định để tạo sự công bằng trong kinh doanh; xử lý tốt công tác môi trường trong và khu vực lân cận chợ…
Ông Trần Phát Đạt, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hương Khê phát biểu ý kiến...
Đại diện chủ đầu tư, lãnh đạo huyện cùng các ban, ngành liên quan đã giải trình và làm rõ những nội dung mà một số tiểu thương còn băn khoăn.
Kết luận buổi làm việc, Đồng chí Ngô Xuân Ninh, Chủ tịch UBND huyện khẳng định, chính quyền sẽ quyết liệt dẹp nạn chợ cóc, hàng rong vi phạm quy định trên địa bàn để đảm bảo cảnh quan đô thị, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Vấn đề môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, chủ đầu tư cũng đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đối với rác thải sinh, sẽ được quan tâm xử lý khi chợ mới hoạt động.
UBND huyện đã có phương án, kế hoạch cụ thể để đưa chợ Huyện đi vào hoạt động vào cuối tháng 11/2020, đồng thời thực hiện đóng cửa chợ Sơn trước 05/12/2020.