I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm học gần đây, giáo dục nước ta đang từng bước thực hiện chuyển đổi chương trình từ dạy họctheo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.Nếu như dạy học theo hướng tiếp cận nội dung với mục đích trang bị kiến thức, coi trọng việc học sinh học được những kiến thức gì, càng trang bị được nhiều kiến thức cơ bản, hiện đại càng tốt. Thì dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ngoài việc trang bị kiến thức còn chú trọng việc vận dụng các kiến thức kĩ năng có được vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn học tập và cuộc sống.
Không có mâu thuẫn giữa dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là bước phát triển cao hơn, trên cơ sở kiến thức, kĩ năng hình thành năng lực cho người học. Nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn trong kiểm tra, đánh giá, yêu cầu cao hơn của xã hội về tiêu chuẩn con người.
Để đáp ứng được mục tiêu dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ Văn nói riêng theo hướng tiếp cận Chương trình GDPT mới, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần sự đổi mới đồng bộ về chương trình, phương pháp dạy học và soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.Năm học 2019 -2020 Phòng GD&ĐT Hương Khê đã tổ chức chuyên đề về đổi mới soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh cùng với những hướng dẫn cụ thể đến tất cả giáo viên cấp THCS trong toàn Huyện và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2019 - 2020.Bởi vậy bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp trên cơ sở sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp học, nội dung chuyên đề đã tiếp thu và cũng là những trăn trở của cá nhân với những vấn đề trên nên tôi đã chọn đề tài: “Soạn giáo án Ngữ Văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành đề tài, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp so sánh;
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết;
Phương pháp điều tra;
Phương pháp quan sát khoa học;
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
3. Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên có được những định hướng trong soạn giáo Ngữ văn THCStheo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu trong dạy học hiện nay theo hướng tiếp cận Chương trình GDPT tổng thể.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề xuất cách soạn giáo án Ngữ Văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo án “ nội dung” và “ giáo án năng lực”
- Phương pháp soạn giáo án Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực người học
6. Phạm vi nghiên cứu
Với khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung đưa ra những định hướng với các bước soạn giáo án Ngữ Văn THCStheođịnh hướng phát triển năng lực học sinh.
7. Giả thiết nghiên cứu
Nếu định hướng tốt về phương pháp soạn giáo án Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực thì có thể giúp giáo viên góp phần đáp ứng được mục tiêu dạy học hiện nay - dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng và định định hướng phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận Chương trình GDPT tổng thể.
8. Dự kiến đóng góp của đề tài
Với đề tài “Soạn giáo án Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh”dự kiến sẽ phổ biến, nhân rộng phương pháp soạn giáo án phù hợp yêu cầu dạy học nói chung và dạy học Ngữ Văn nói riêng hiện nay góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lí luận
Đề tài tôi nghiên cứu dựa trên những vấn đề lý luận cơ bản của bộ môn Ngữ văn nói chung và đặc trưng phương pháp dạy học NgữVăn nói riêng. Ở góc độ lý luận, tôi xuất phát từ những quan điểm sau sau:
Từ đầu thế kỉ XX , nguyên lí dạy học lấy học sinh làm trung tâm được nổi lên với nhà sư phạm nổi tiếng ở Mĩ là J Dewey, với khẩu hiệu “ Nói, không phải là dạy học; nói ít hơn, chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt động của học sinh”.
Nghị quyết số 29- NQ/TW“về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị TƯ 8 khóa XI thông qua có nêu giải pháp: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Có nhiều quan niệm của nhiều tác giả đưa ra về “ năng lực” nhưng Theo Chương trình GDPT tổng thể, năng lực :
- Là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện.
- Cho phép con người huy động tổng hợp các KT, KNvà các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
- Hình thành thông qua nội dung dạy học(KT có chọn lọc); tổ chức hoạt động dạy học, PPDH, HTDH, KTĐG và môi trường giáo dục;
Tóm lại có thể hiểu: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”.
Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao...
Năng lực chung và năng lực chuyên biệt đều được hình thành và phát triển thông qua các môn học, hoạt động giáo dục; năng lực chuyên biệt vừa là mục tiêu, vừa là “đơn vị thao tác” trong các hoạt động dạy học, giáo dục góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung.
PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn mới đã từng có ý kiến cho rằng: Giáo án là sự hình dung kịch bản lên lớp của mỗi giáo viên với một đối tượng học cụ thể và một nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian cụ thể…Giáo án theo định hướng phát triển năng lực là giáo án nêu lên các hoạt động (công việc) mà giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện để tìm ra nội dung cần học, qua đó mà biết cách học. Tức trả lời câu hỏi: bài học cần dạy bằng cách nào, thông các hoạt động nào?
1.2 Cơ sở thực tiễn
Việc soạn giáo án đối với các bộ môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng hiện nay chúng ta đang nặng về thiết kế nội dung - đích đến là nội dung kiến thức giáo viên trang bị cho học sinh. Qua giáo án chủ yếu là thấy được giáo viên làm gì? trang bị kiến thức gì? Chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay bên cạnh mục tiêu về chuẩn kiến thức kĩ năng cần coi trọng dạy học phát triển năng lực học sinh, coi trọng khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và trong cuộc sống. Chúng ta chưa có được bộ tài liệu hướng dẫn soạn giáo án chính thống, chưa có những định hướng cụ thể. Bởi vậy, thực tế đa số giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ Văn nói riêng đang tự thiết kế giáo án theo cách hiểu của cá nhân mình. Và không ít giáo viên đang sao chép, lắp ráp các bước trong soạn giáo án một cách cơ học. Cũng không ít giáo viên sử dụng giáo án cũ đã soạn trước đây nhiều năm mà không hề có sự chỉnh sửa điều chỉnh mặc cho đối tượng HS có thay đổi ra sao? mục tiêu dạy học đặt ra như thế nào?Mặt khác nhiều giáo viên quan niệm giáo án chỉ để “ cho có” khi cấp trên kiểm tra, còn việc lên lớp lại hoàn toàn khác biệt với giáo án được thiết kế.
2. Các bước thiết kế một giáo án Ngữ Văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
- Mục tiêu phải hướng đến HS đạt được gì sau bài học.
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cần đạt trong từng bài học cụ thể.
- Căn cứ vào từng bài học cụ thể để xác định các năng lực, phẩm chất cần hình thành và phát triển bao gồm:
Các năng lực cốt lõi:
Năng lực chung
|
Năng lực đặc thù
|
Năng lực đặc biệt
|
1. Tự chủ và tự học
2. Giao tiếp và hợp tác
3. Giải quyết vấn đề và sáng tạo
|
1. Ngôn ngữ 5. Tính toán
2. Khoa học 6. Công nghệ
3. Tin học 7. Thẩm mỹ
4. Thể chất
|
Năng khiếu
|
Các phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm.
Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và tìm tòi mở rộng các tài liệu liên quan.
Hoạt động này giúp giáo viên xác địnhđược các hoạt động dạy học sẽ tiến hành tổ chức để đạt được mục tiêu bài học. Hình dung tiến trình lên lớp, xây dựng “kịch bản” lên lớp phù hợp.Xác định được các tài liệu liên quan cần tích hợp mở rộng hoặc thay thế ngữ liệu trong SGK ( nếu cần).
Bước 3: Xác định phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học .
Hoạt động này trên cơ sở mục tiêu cần đạt, các hoạt động dạy học giáo viên xác định phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực.
- Tích cực hóa các hoạt động học của học sinh bằng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học đặc biệt coi trọng việc tổ chức dạy học thảo luận cặp đôi và dạy học thảo luận nhóm .
Bước 4: Thiết kế giáo án
Để đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, trên cơ sở mục tiêu bài học, các phương pháp dạy học, hình thức dạy học đã xác định ( ở bước 1,2,3) giáo viên trình thiết kế hoạt động dạy và học với 5 hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động khởi động nhằm tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong sách giáo khoa, trong nội dung bài học làm bộc lộ “cái học sinh đã biết”, giúp học sinh bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề sắp học để nhận ra “cái chưa biết và muốn biết”. Vì vậy, các câu hỏi/ nhiệm vụ trong Hoạt động khởi động là những câu hỏi/ vấn đề mở, không cần và không thể có câu trả lời hoàn chỉnh. Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới thông qua việc nghiên cứu tài liệu; thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo... Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh/ nhóm học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh ghi nhớ và vận dụng.Trong hoạt động này cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, chú trọng việc tổ chức hoạt động cho học sinh nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh hướng đến phát triển năng lực
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
Hoạt động luyện tập nhằm giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được thông qua yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ tình huống/ vấn đề trong học tập. Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ tình huống/ vấn đề để học sinh ghi nhớ và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời/ giải quyết vấn đề đặt ra trong Hoạt động khởi động.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng
Hoạt động vận dụng nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/ vấn đề mang tính thực tiễn.Đối với câu hỏi/bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.Triển khai ở lớp, ở nhà, cộng đồng.
Hoạt động tìm tòi mở rộng nhằm tạo cho học sinh thói quen không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời.Giáo viên cần giúp học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
Hoạt động vận dụng ,tìm tòi mở rộng không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải thực hiện như nhau. Giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Hoạt động 5: Hoạt động hướng dẫn về nhà
- Hoạt động hướng dẫn về nhà: là những định hướng của giáo viên trong việc học bài cũ với những nhiệm vụ cụ thể, bài tập cụ thể. Định hướng về chuẩn bị bài mới cho tiết học tiếp theo.Đây là hoạt động quan trọng, trên thực tế nhiều giáo viên xem nhẹ nên chỉ thực hiện qua loa cho có thậm chí có giáo viên còn bỏ qua hoạt động này. Bởi lẽ, tiết học tiếp theo diễn ra như thế nào có đạt được mục tiêu bài học hay không? có thực hiện được theo đúng “kịch bản” đã thiết kế hay không..? Điều đó có phần quyết định của việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Trong trình bày giáo án cần bảo đảm thể hiện được tiến trình lên lớp, thể hiện được các hoạt động của học sinh và giáo viên ( cách tổ chức của giáo viên, cách thực hiện hoạt động của học sinh). Mỗi hoạt động cần xác định được mục tiêu về nội dung, kiến thức, kĩ năng, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và sản phẩm sau khi kết thúc hoạt động.
3.Cấu trúc chung của một giáo án Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực HS
Mẫu 1:
Ngày soạn:……..
Tiết PPCT: ……………. TÊN BÀI HỌC:…….
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức Kĩ năng Thái độ Định hướng năng lực cần hình thành và phát triển: Năng lực chung Năng lực chuyên biệt Phẩm chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
2. Chuẩn bị của học sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động):………… Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
|
Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở |
Thực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận, nhận xét Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học |
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
|
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động) Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
|
Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở |
Thực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học |
ó Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
|
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động) Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
|
Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở |
Thực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học |
ó Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
|
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động) Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
|
Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở |
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Trao đổi, thảo luận
- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
|
ó Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
|
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hướng dẫn học bài ở nhà (Nội dung, câu hỏi bài tập ở nhà)
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới …
Mẫu 2:
Ngày soạn:………………….
Tiết PPCT: ……………. TÊN BÀI HỌC:…….
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ
4. Định hướng năng lực cần hình thành và phát triển:
- Năng lực chung
- Năng lực chuyên biệt
5. Phẩm chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
2. Chuẩn bị của học sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động):………… Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
|
Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
|
GV:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Đánh giá hoạt động của HS. Kết luận vấn đề.
HS:
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Trao đổi, thảo luận, nhận xét ( nếu là hoạt động nhóm, cặp đôi)
- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học. Ghi bài.
Dự kiến kết quả hoạt động của HS
|
- Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động của học sinh.
( Sau khi HS trình bày kết qủa của bản thân, của nhóm HS khác nhận xét, bổ sung và thống nhất)
|
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động)
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hình thức tổ chức
- Phương tiện dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
|
Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
|
GV:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Đánh giá hoạt động của HS. Kết luận vấn đề.
HS:
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Trao đổi, thảo luận, nhận xét ( nếu là hoạt động nhóm, cặp đôi)
- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học. Ghi bài.
Dự kiến kết quả hoạt động của HS
|
- Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động của học sinh.
( Sau khi HS trình bày kết qủa của bản thân, của nhóm HS khác nhận xét, bổ sung và thống nhất)
|
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động) Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
|
Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
|
GV:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Đánh giá hoạt động của HS. Kết luận vấn đề.
HS:
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Trao đổi, thảo luận, nhận xét ( nếu là hoạt động nhóm, cặp đôi)
- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học. Ghi bài.
Dự kiến kết quả hoạt động của HS
|
- Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động của học sinh.
( Sau khi HS trình bày kết qủa của bản thân, của nhóm HS khác nhận xét, bổ sung và thống nhất)
|
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động) Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
|
Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
|
GV:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Đánh giá hoạt động của HS. Kết luận vấn đề.
HS:
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Trao đổi, thảo luận, nhận xét ( nếu là hoạt động nhóm, cặp đôi)
- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học. Ghi bài.
Dự kiến kết quả hoạt động của HS
|
- Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động của học sinh.
( Sau khi HS trình bày kết qủa của bản thân, của nhóm. HS khác nhận xét, bổ sung và thống nhất, GV kết luận, chốt vấn đề )
|
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hướng dẫn học bài ở nhà (Nội dung, câu hỏi bài tập ở nhà)
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới …
4. Giáo ánminh họa
Giáo án minh họa mẫu 1:
Ngày soạn: Thứ 5 ngày 12 tháng 12 năm 2019
Tiết 59 - 60:
ÁNH TRĂNG
– Nguyễn Duy –
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
Học sinh hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó cảm nhận được cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và rút ra bài học về cách sống của bản thân; cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bài thơ, giữa tính cụ thể và tính biểu tượng, ý nghĩa khái quát của hình ảnh thơ. Bước đầu nhận diện được phong cách thơ Nguyễn Duy cũng như thơ ca Việt Nam sau 1975.
2. Kĩ năng:
Học sinh biết cách đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại theo đặc trưng thể loại, phong cách tác giả.
3. Thái độ:
Trân trọng, ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
4. Định hướng năng lực:
4.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Độc lập và tự chủ trong suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- Giao tiếp và hợp tác: Tự tin trong đối thoại, trình bày hiểu biết của mình trước bạn bè, thầy cô; biết lắng nghe, nhận nhiệm vụ và hoàn thành các hoạt động theo nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có thao tác xử lí nhanh, đúng trọng tâm nhiệm vụ học tập, sáng tạo trong cách tiếp cận và trình bày vấn đề.
4.2. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực ngôn ngữ: Nhận diện được đặc điểm ngôn ngữ của một bài thơ trữ tình hiện đại VN giai đoạn sau 1975, biết cách giải mã ngôn ngữ văn bản trong ngữ cảnh và văn cảnh cụ thể. Từ đó, sử dụng tiếng Việt chuẩn và hay trong nói và viết.
- Năng lực thẩm mỹ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh thơ, của cái tôi trữ tình tác giả trong bài thơ. Xúc động trước sự thức tỉnh của nhân vật trữ tình.
5.Phẩm chất:
Sống có trách nhiệm với bản thân, ân nghĩa thủy chung với quá khứ và những giá trị đẹp đẽ của thiên nhiên, của quê hương, đất nước; giữ gìn và phát huy tình yêu quê hương, đất nước trong bối cảnh mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết bị dạy học; học liệu….
2. Chuẩn bị của học sinh: Các nội dung hoạt động do giáo viên giao nhiệm vụ…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
A.KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động khởi động, cuốn hút học sinh nhập cuộc, “động não” về tình huống được đặt ra, dẫn dắt học sinh tham gia vào các hoạt động học tiếp theo.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: tích cực hóa hoạt động của học sinh, lôi cuốn hs tham gia hoạt động đọc hiểu.
- Hình thức tổ chức: đàm thoại, hoạt động theo nhóm…
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu…
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
|
Tổ chức HS thảo luận cặp đôi:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: ( GV chiếu)
Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
(Bếp lửa-Bằng Việt)
Có ý kiến cho rằng khổ thơ trên đã thể hiện một sự đối lập. Em hãy chỉ ra sự đối lập đó.
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ. GV dẫn dắt vào bài mới.
|
Thực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học. |
ó Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được nêu lên; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tiếp tục tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
|
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động đọc hiểu, học sinh thấy được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giá trị đặc sắc của bài thơ từ hình thức, phương thức biểu hiện đến nội dung, ý nghĩa của nó.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi...
- Hình thức tổ chức: Tổ chức trong lớp học, thảo luận nhóm, cặp đôi, cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK, phiếu học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
|
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm nhỏ
N1: Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
N2: Thể loại, PTBĐ chính, nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình?
N3: Thử tưởng tượng và kể lại các sự kiện được tác giả nhắc tới trong bài thơ?
N4: Nêu chủ đề, kết cấu, bố cục của tác phẩm. (Từ tín hiệu cụm từ chỉ thời gian xuất hiện ở đầu các khổ thơ, em hãy chỉ ra mạch cảm xúc, kết cấu của bài thơ?).
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
II. Đọc hiểu chi tiết
Hai khổ thơ đầu
Tổ chức hoạt động thảo luận cặp đôi:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hoàn thành phiếu học tập sau:
1. Trăng gắn bó với nhân vật trữ tình trong những hoàn cảnh nào?
2. Lúc ấy tình cảm người và trăng như thế nào?
3. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về tình cảm giữa người và trăng?
4. Vì sao khi ấy nhân vật trữ tình cảm nhận trăng là tri kỉ và con người có tình nghĩa với trăng? Lúc ấy phong cách sống của nvtt như thế nào?
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Tổ chức hoạt động cá nhân:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hai khổ thơ đầu cho em cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ của nhà thơ là vầng trăng như thế nào? để người: “ ngỡ không bao giờ quên”?
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Hai khổ thơ tiếp
Tổ chức hoạt động chung cả lớp:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1. Từ các dữ kiện có trong đoạn thơ, em hãy cho biết người lính năm xưa có cuộc sống hiện tại như thế nào?
2. Mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và trăng như thế nào?
3. Em hiểu thế nào là “người dưng” và “người dưng qua đường”?
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Tổ chức hoạt động thảo luận cặp đôi:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Theo em, tại sao lại có sự lãng quên như vậy? Từ nguyên nhân dẫn đến sự xa lạ giữa người và trăng, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Tổ chức hoạt động cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Tình huống nào khiến con người gặp lại trăng, đối diện với trăng? Trong tình huống ấy, vầng trăng hiện lên như thế nào?
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
3. Hai khổ thơ cuối
Tổ chức hoạt động chung cả lớp:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1. Trong tư thế đối diện với vầng trăng tròn đầy vẹn nguyên con người có cảm xúc như thế nào?
2. Nguyên nhân nào khiến nhân vật trữ tình xúc động như vậy?
Tổ chức hoạt động thảo luận cặp đôi:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình ”
1. Những câu thơ này cho em cảm nhận được vẻ đẹp nào của trăng?(trăng ở đây mang những tầng ý nghĩa nào?).
…”ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
2. Cảm nhận của em về thái độ của trăng và con người trong hai câu thơ này? (Tại sao nhà thơ lại giật mình? ý nghĩa của cái giật mình ấy?)
3. Nếu trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị tốt đẹp của quá khứ thì cái giật mình của con người trước trăng có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta điều gì?
Hoạt động chung:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
|
I. Đọc hiểu khái quát
* Dự kiến các hoạt động diễn ra:
- Bước 1: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ GV phân công; Trao đổi, thảo luận.
- Bước 2: Đại diện nhóm trình bày
- Bước 3: Nhận xét, bổ sung
- Bước 4: HS lĩnh hội, ghi vào vở.
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Hai khổ thơ đầu
- HS đọc 2 khổ đầu
Hoạt động thảo luận cặp đôi:
- Bước 1: Các cặp đôi trao đổi, thảo luận hoàn thành phiếu học tập
- Bước 2: Đại diện nhóm trình bày
- Bước 3: Nhận xét, bổ sung
- Bước 4: HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Hoạt động cá nhân
- HS suy nghĩ và bày tỏ cảm nhận riêng của cá nhân.
2. Hai khổ thơ tiếp
Hoạt động chung cả lớp:
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
HS lần lượt trình bày kết quả làm việc của cá nhân về 3 vấn đề GV đưa ra.
Nhận xét, bổ sung lẫn nhau, hình thành kiến thức mới.
HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Hoạt động thảo luận cặp đôi
- Bước 1: Các cặp đôi trao đổi, thảo luận hoàn thành phiếu học tập
- Bước 2: Đại diện nhóm trình bày
- Bước 3: Nhận xét, bổ sung
- Bước 4: HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Hoạt động cá nhân
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học.
- Nhận xét, bổ sung, thống nhất , HS lĩnh hội, ghi vào vở.
3. Hai khổ thơ cuối
Hoạt động chung cả lớp
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
HS lần lượt trình bày kết quả làm việc của cá nhân về 3 vấn đề GV đưa ra.
Nhận xét, bổ sung lẫn nhau, hình thành kiến thức mới.
HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Hoạt động thảo luận cặp đôi
- Bước 1: Các cặp đôi trao đổi, thảo luận hoàn thành phiếu học tập
- Bước 2: Đại diện nhóm trình bày
- Bước 3: Nhận xét, bổ sung
- Bước 4: HS lĩnh hội, ghi vào vở.
III. Tổng kết
Hoạt động chung cả lớp
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
HS lần lượt trình bày kết quả làm việc của mình về vấn đề GV đưa ra.
Nhận xét, bổ sung lẫn nhau.
HS lĩnh hội, ghi vào vở.
|
ó Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Tác giả và tác phẩm
* Tác giả: Nguyễn Duy (1948)
- Tên khai sinh : Nguyễn Duy Nhuệ
- Quê: Thanh Hoá.
- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Được nhận giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972-1973.
* Bài thơ “Ánh trăng”: Sáng tác năm 1978 (ba năm sau khi nước nhà thống nhất). Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên, được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
* Thể loại, phương thức biểu đạt:
- Thơ 5 chữ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể lại với một giọng tâm tình, gần gũi, tự nhiên. Mỗi khổ như một câu thơ, chỉ, viết hoa chữ cái đầu tiên tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ và cả bài thơ. Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình.
* Giọng điệu: Thể thơ 5 chữ phù hợp chuyển tải dòng tâm trạng đậm chất tự sự, giọng tâm tình. Ba khổ thơ đầu thiên về giọng kể, nhịp thơ tự nhiên, sang khổ thứ tư giọng đột ngột cất cao, ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc, khi vầng trăng xuất hiện. Hai khổ cuối giọng thiết tha rồi trầm lắng bao xúc cảm và suy tư.
*Bố cục bài thơ:
Bài thơ gồm 3 phần:
- Phần 1 (2 hai khổ đầu): Vầng trăng gắn liền với những ngày nghèo khó của tuổi thơ
- Phần 2 (3 khổ thơ tiếp): Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa con người với vầng trăng.
- Phần 3 (2 khổ cuối): Sự thức tỉnh của nhân vật trữ tình
Đọc hiểu chi tiết
2.1. Hai khổ đầu
- Cụm từ chỉ thời gian xuất hiện đầu bài thơ gợi nhắc về một quá khứ với bao kỉ niệm ùa về. Vầng trăng gắn với tuổi thơ được trải rộng trên một không gian bao la (sống với đồng, sông , bể).
- Trăng gắn với những năm tháng quân ngũ ở rừng. Trăng với người là bạn bầu, tri kỉ.
- Nghệ thuật: nhân hoá → trăng là người bạn gắn bó với tuổi thơ và những năm gian khổ của đời lính. Bạn tri kỉ là những người bạn thấu hiểu nhau, sẻ chia mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Vui buồn tìm đến nhau, có nhau, hiểu thấu lòng nhau, điểm tựa cho nhau trong cuộc đời.
- Thời tuổi thơ, gian khó thì con người sống giản dị, thanh cao,chân thật trong sự hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên: “ Trần trụi với thiên nhiên…. cây cỏ”
⇒ Đó là ánh trăng tri kỉ đẹp đẽ ân tình, gắn với hạnh phúc và gian lao của mỗi người, của đất nước.
2.2. Hai khổ tiếp
- Hoàn cảnh, môi trường sống thay đổi đã làm đổi thay tình cảm của con người. Đây dường như là một nét tâm lí khá phổ biến, nhất là từ gian khổ, khó khăn sang thuận lợi, sung sướng. Bởi thế mà trong giây phút sắp phải chia xa, như cảm nhận được điều mất mát ân nghĩa 15 năm biết bao nhiêu tình, người ở lại đã cất lời ướm hỏi:
Mình về thành thị xa xôi Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng? Phố đông, còn nhớ bản làng Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi, ta hỏi thăm chừng Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?
(Việt Bắc – Tố Hữu)
- Người sống ở những buyn - đinh cao tầng,có đầy đủ tiện nghi hiện đại, có điện thắp sáng suốt ngày đêm.
- Trăng trở nên xa lạ, không còn gắn bó với người như trước nữa, thậm chí NVTT tự thấy dửng dưng, xa lạ, vô tình đến vô tâm như những kẻ qua đường.
- Thời gian, không gian sống đổi thay, điều kiện sống cũng khác: con người có ánh điện,cửa gương nên coi thường, dửng dưng,vì không còn cần đến trăng.
⇒ Cuộc sống hiện đại,tiện nghi dễ làm con người ta quên đi những giá trị trong quá khứ.
- Tình huống: mất điện bất ngờ “thình lình”: người vội vã đi tìm nguồn sáng “vội bật tung cửa sổ”.Trăng hiện lên bất ngờ: một vầng trăng tròn đầy, vẹn nguyên.
- Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình.
Cảm xúc “ có cái gì rưng rưng” : niềm xúc động dâng trào, rung động, tê rân cả da mặt, bừng tỉnh, xao xuyến, nhớ thương. Nhân vật trữ tình gặp lại người bạn tri kỉ, tình nghĩa thuỷ chung ngày nào. Và anh trăng tròn đầy, vẹn nguyên làm sống dậy một thời quá khứ đẹp đẽ.
- Điệp từ “là”, phép liệt kê, h/a lặp lại (sông, đồng, bể, rừng) liên tiếp dồn dập diễn tả kỉ niệm trong quá khứ ùa về.
- Các lớp ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng bung nở:
+ Trăng luôn là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên.
+ Trăng bao dung độ lượng, tình nghĩa thuỷ chung không đòi hỏi đền đáp.
+ Trăng “ im phăng phắc”: sự nghiêm khắc nhắc nhở,sự trách móc trong im lặng, chứng nhân nối kết quá khứ - hiện tại, điềm tĩnh và bao dung.
- Cái “giật mình” đáng trân trọng của con người đi tìm lại chính mình, tự thấy phải thay đổi cách sống để tự hoàn thiện mình.
⇒ Con người phải biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.
Tổng kết
Đặc sắc của bài thơ về nghệ thuật thể hiện và nội dung tư tưởng….
|
C. LUYỆN TẬP
- Mục tiêu (MT cần hoạt động): Học sinh nhập vai nhân vật trữ tình và diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề,
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK, học liệu của gv và hs.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
|
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhập vai nhân vật trữ tình và diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội.
|
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Báo cáo kết quả học tập. - Trình bày sản phẩm của hoạt động học
|
ó Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
- Bài viết của học sinh theo yêu cầu
|
D.VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại hệ thống kiến thức đã học. Có kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình trung đại.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: DH nêu vấn đề,
- Hình thức tổ chức: thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, học liệu của gv và hs.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
|
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà:
Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư của tác giả Hạ Tri Chương và thực hiện nhiệm vụ:
"Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?"
1. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hãy chỉ ra sự xuất hiện của những nghịch lí, mâu thuẫn trong bài. Từ đó, nêu ý nghĩa, triết lí về cuộc đời được gợi lên từ bài thơ.
2. Chỉ ra điểm giống và khác nhau về hoàn cảnh ra đời, các sự kiện có trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư của tác giả Hạ Tri Chương và bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy. ( Hướng dẫn HS về nhà hoàn thành)
|
- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
- Trao đổi, thảo luận
- Báo cáo kết quả học tập.
- Trình bày sản phẩm của hoạt động học.
|
ó Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
* Bài thơ ra đời khi tác giả cáo quan về an trí tại quê nhà, một đời quan lộ vinh hiển tột bậc nay cáo quan về quê, công đã thành, danh đã toại.
*Cái nghịch lí, mâu thuẫn trong bài thơ:
- Sự vô ý – Kết quả: Không có ý làm thơ nhưng đã làm thơ.
- Chủ quan – Khách quan: Yêu quê hương nhưng vì công việc mà phải sống xa quê.
- Còn – Mất: Giọng quê vẫn giữ nhưng mái tóc đã pha sương, thân hình đã đổi khác.
- Hữu tình – Vô tình: Đinh ninh một niềm tin mình đã trở về, là chủ nhân thật sự của mảnh đất quê nhà thì bị những chủ nhân (thế hệ mới) của mảnh đất mình đã từng đau đáu nhớ thương, là nơi chôn nhau cắt rốn không thừa nhận, gọi là “khách”.
- Khoảnh khắc – Muôn đời: Đối diện với lời hỏi của đám trẻ là cái khoảnh khắc bất chợt, còn cái muôn đời, đó là niềm đau của những kẻ xa quê, là nỗi nhớ, tình yêu quê hương còn mãi.
(Theo quan niệm của Nho giáo, của con người Á Đông, một trong những tội lỗi của con người là tội li hương, li tổ).
*Điểm khác nhau:
Hoàn cảnh dù thay đổi nhưng tình cảm không đổi thay (Hồi hương ngẫu thư).
- Con người đổi thay khi cuộc sống thay đổi (Ánh trăng).
- Đi hết chặng đường vinh hoa, hiến vinh, tìm về giá trị muôn đời: tình cảm nguồn cội (HHNT).
- Khi đạt đến cuộc sống sung túc, đang rất hài lòng, quên lãng quá khứ thì vấp một tình huống giúp nhận ra lẽ sống, tự vấn bản thân để tỉnh thức (AT).
*Giống nhau:
Đều là những con người từng trải, cuối cùng hướng đến những giá trị muôn đời: ân nghĩa thủy chung với quá khứ, nguồn cội, nhận rõ những giá trị của cuộc đời…
* Ý nghĩa, triết lí gợi lên từ bài thơ:
Cuộc đời luôn tồn tại những nghịch lí, mâu thuẫn. Nhiều khi, những tồn tại ấy làm thức tỉnh con người, giúp con người bừng ngộ, nhận ra đâu là cái mình cần, là giá trị cần kiến tạo, giữ gìn và hướng tới. Thời gian dù có làm cho mọi vật đổi thay thì tình yêu quê hương, tình cảm sâu nặng với nơi chôn nhau cắt rốn vẫn còn mãi mãi.
|
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Hoàn thiện bài tập GV hướng dẫn trên lớp ( BT ở hoạt động vận dụng)
Học thuộc thơ, nắm được những kiến thức mới đã hình thành sau khi học tác phẩm
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị tiết 61 “ Tổng kết từ vựng - Phần luyện tập tổng hợp” : Ôn tập kiến thức lí thuyết về từ vựng đã được học. Mỗi nội dung lấy một ví dụ minh họa.
Giáo án minh họa mẫu 2:
Ngày soạn: Thứ 5 ngày 12 tháng 12 năm 2019
Tiết 68 - 69 : Văn bản LẶNG LẼ SA PA
- Nguyễn Thành Long -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
1- Kiến thức
- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện VN hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhất là nhân vật anh thanh niên trong công việc, trong cách sống và suy nghĩ, trong tình cảm và mối quan hệ với mọi người.
2- Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại; phân tích được những điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp tự sự và trữ tình; biết cách vận dụng ngôi kể chuyện trong văn bản tự sự để viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội
3-Thái độ:
thấy được vai trò của công việc trong việc đem lại ý nghĩa cuộc sống và niềm vui cho con người; thấy được trách nhiệm cống hiến của tuổi trẻ trong việc xây dựng, phát triển đất nước.
4- Định hướng năng lực
4.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Độc lập trong suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- Giao tiếp và hợp tác: Tự tin trong đối thoại, trình bày hiểu biết của mình trước bạn bè, thầy cô; biết lắng nghe, nhận nhiệm vụ và hoàn thành các hoạt động theo nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có thao tác xử lí nhanh, đúng trọng tâm nhiệm vụ học tập, sáng tạo trong cách tiếp cận và trình bày vấn đề.
4.2. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng tiếng Việt chuẩn và hay trong nói và viết.
- Năng lực đọc - hiểu: Biết đọc - hiểu một tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
- Năng lực thẩm mỹ: nhận ra vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, cảm nhận được vẻ đẹp của những con người lao động mới.
5- Phẩm chất:
Bồi dưỡng tâm hồn yêu quê hương đất nước, trân quý tự hào về hình ảnh người lao động mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Thiết kế các hoạt động dạy học; Ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long…
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
A. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động khởi động, cuốn hút học sinh nhập cuộc, “động não” về tình huống được đặt ra, dẫn dắt học sinh tham gia vào các hoạt động học tiếp theo.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: tích cực hóa hoạt động của học sinh, hs tích cực tham gia hoạt động đọc hiểu.
- Hình thức tổ chức: đàm thoại, hoạt động theo nhóm…
- Phương tiện dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
|
Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
|
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Tổ chức hoạt động thảo luận cặp đôi:
HS cảm nhận bức thông điệp được gợi lên từ những câu thơ trong bài “Một khúc ca xuân của Tố Hữu” và “ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải”
“ Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
“ Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ. Dẫn dắt giới thiệu bài mới.
|
- Những lí giải cuả học sinh ( HS tự do bộc bộ) - GV dẫn dắt vào bài mới
|
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu:Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện VN hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhất là nhân vật anh thanh niên trong công việc, trong cách sống và suy nghĩ, trong tình cảm và mối quan hệ với mọi người.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi.
- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm nhỏ, cặp đôi, cá nhân, theo lớp…
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
|
Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
|
Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm nhỏ:
-Bước 1: Chia nhóm giao nhiệm vụ:
N1: Thuyết minh về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
N2: Thể loại, PTBĐ chính, nhân vật, ngôi kể.
N3: Tóm tắt văn bản
N4: Xác định tình huống truyện, chủ đề.
- Bước 2: Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ
- Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày
- Bước 4: Nhận xét, đánh giá ( HS +GV) thống nhất. GV ghi bảng, HS ghi vào vở.
Tổ chức HS thảo luận cặp đôi
Bước 1: GV giao nhiệm vụ- (nội dung thảo luận)
1. Tìm những chi tiết khắc họa khung cảnh thiên nhiên SaPa.
2. Tác giả đã sử dụng những BPTT nào để miêu tả bức tranh TN ấy? Phân tích giá trị của những BPTT ấy. Qua đó em có cảm nhận chung gì về thiên nhiên Sa Pa.
(* GV chiếu những hình ảnh minh họa về bức tranh nhiên SaPa)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ GV phân công. Trao đổi, thảo luận
Bước 3: HS báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học.
Bước 4: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. ( HS, GV) HS ghi vào vở.
Tổ chức HS hoạt động chung:
?Bức tranh của những con người lao động mới- họ gồm những ai?Ai là trung tâm?
? Anh thanh được khắc hoạ rõ nét qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của nhân vật nào?
- Hs đọc “Một anh thanh niên 27 tuổi...
Không thể nào ngủ lại được”
Tổ chức HS thảo luận cặp đôi
Bước 1: GV giao nhiệm vụ- (nội dung thảo luận)
Tìm những chi tiết thể hiện hoàn cảnh sống và công việc của ATN. Em có nhận xét về hoàn cảnh sống và công việc ấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ GV phân công. Trao đổi, thảo luận
Bước 3: HS báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học.
Bước 4: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. ( HS, GV)HS ghi vào vở.
( GV chiếu hình ảnh minh họa dự báo thời tiết của trung tâm khí tượng thủy văn TW)
Tổ chức HS thảo luận nhóm nhỏ
Bước 1: GV giao nhiệm vụ- (nội dung thảo luận)
? Từ sự nhìn nhận của Bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư cùng lời tự kể của anh thanh niên giúp cho em cảm nhận được những nét đẹp nào của anh thanh niên?
Tìm dẫn chứng chứng minh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ GV phân công. Trao đổi, thảo luận
Bước 3: HS báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học.
Bước 4: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. ( HS, GV)HS ghi vào vở.
Tổ chức HS thảo luận cặp đôi
Bước 1: GV giao nhiệm vụ- (nội dung thảo luận)
? Cảm nhận về các nhân vật : ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe.
? Các nhân vật được giới thiệu gián tiếp là những ai ? Họ được giới thiệu như thế nào? Giữa họ có điểm nào chung?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ GV phân công. Trao đổi, thảo luận
Bước 3: HS báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học.
Bước 4: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. ( HS, GV). HS ghi vào vở.
Tổ chức HS hoạt động chung:
Nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
- HS trình bày
- Nhận xét, bổ sung, thống nhât ( HS-GV)
|
I. Đọc hiểu khái quát
1. Tác giả : Nguyễn Thành Long
( 1925 - 1991) quê ở tỉnh Quảng Nam
- Chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Truyện giàu chất thơ, nhẹ nhàng kín đáo mà sâu sắc.
- Đề tài trong kháng chiến chống Mỹ:
+ Đấu tranh cách mạng
+ Xây dựng CNXH
- Sau giải phóng ca ngợi người lao động mới.
2. Tác phẩm
a. H/c sáng tác : 1970- nhân chuyến đi công tác ở Lào Cai của tác giả
b. Chủ đề : Ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động mới.
c. Tình huống truyện:
- Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tình cờ của những người khách trên một chuyến xe và anh thanh niên.-->Tình huống truyện khá đơn giản và tự nhiên.
II. Đọc hiểu chi tiết văn bản
1. Bức tranh thiên nhiên SaPa
+ Với những rặng đào; những đàn bò lang cổ đeo chuông
+ Những cây thông “ rung tít trong nắng”
+ Những cây tử kinh “ màu hoa cà”..
+ Mây bị nắng xua , cuộn tròn từng cục, lăn trên các vòm lá..
+ Nắng mạ bạc cả con đèo....
à Đẹp, thơ mộng giàu chất thơ, chất trữ tình.
2. Bức tranh của những con người lao động mới.
- HS xác định được:
+ Bốn nhân vật xuất hiện trực tiếp
+ Ba nhân vật xuất hiện gián tiếp( bố anh thanh niên, bác kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sấm sét)
a. Anh thanh niên
*Hoàn cảnh sống và công việc
- Hoàn cảnh đặc biệt : một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m giữa cỏ cây mây núi. Thời tiết khắc nghiệt mưa tuyết, giá lạnh, đêm tối, gió bão...
- Công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Một ngày 4 lần (1 giờ đêm, 4h sáng, 11h trưa, 19h tối.) đo gió, đo mưa, tính mây, tính nắng, đo chấn động mặt đất để báo về trung tâm - dự báo thời tiết.
à Hoàn cảnh rất khó khăn đặc biệt là sự cô độc. Công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao.
* Vẻ đẹp anh thanh niên.
- Ý thức trách nhiệm về công việc và lòng yêu nghề, lí tưởng sống cao đẹp.
+ Dẫu hoàn cảnh sống là vàm việc gian khổ nhưng anh luôn hoàn thành niệm vụ của mình.
+ Luôn tìm thấy niềm vui trong công việc
+ Quan niệm “ người với việc là đôi. Không có việc buồn đến chết mất”
+ Xuất phát từ lí tưởng sống cao đẹp: Mình vì mọi người. Sống là cống hiến, góp sức mình vào công cuộc chung của đất nước.
- Cởi mở chân thành, quan tâm đến người khác.
+ Quan tâm đến mọi người xung quanh cả những người mới quen và tình cờ quen ( tặng hoa, tặng củ tam thất, biếu giỏ trứng...)
+ Cởi mở, chân thành trong cuộc trò chuyện...anh nói cả ”những điều người ta thường chỉ nghĩ chứ không nói thậm chí người ta cũng ít nghĩ.”
- Sống khoa học, ham học hỏi.
+ Ông họa sĩ ngạc nhiên khi chứng kiến nơi sống và làm việc của anh(...)
+ Có giá sách với nhiều sách quý...cô gái cũng bị cuốn hút.
+ Anh còn trồng hoa, nuôi gà...
- Khiêm tốn
+ Trong nghĩ và làm
+ Cho rằng việc mình làm là nhỏ bé
+ Từ chối vẽ, khi nghĩ rằng người khác xứng đáng được vẽ hơn mình.
b. Ông hoạ sĩ
- Vừa là nhân vật vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả.
- Yêu nghề, từng trải, nhân hậu
- Say mê sáng tạo trăn trở về nghệ thuật
- Nhạy cảm luôn trân trọng cái đẹp
c. Cô kỹ sư
- Cô hiểu thêm cuộc sống tuyệt đẹp của anh thanh niên
- Hiểu thêm về con đường cô đã chọn
d.Bác lái xe
- Tốt bụng vui tính chân tình
- Biết đánh giá đúng con người.
e. Các nhân vật được giới thiệu gián tiếp.
- Ông bố “ tuyệt lắm ”
- Ông kỹ sư trồng rau
- Anh cán bộ nghiên cứu sét
" Họ miệt mài lao động khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống con người.
" Góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
III. Tổng kết
- Tác phẩm giàu chất trữ tình, chất thơ bàng bạc, ngọt ngào sâu lắng
- Cốt truyện đơn giản, nhân vật vô danh, tạo tình huống tự nhiên
- Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật hợp lý
- Lời văn trau chuốt trong sáng
* Ca ngợi vẻ đẹp con người lao động
- Ý nghĩa và niềm vui của lao động chân chính
|
C. LUYỆN TẬP
- Mục tiêu (MT cần hoạt động): Học sinh củng cố lại hệ thống kiến thức đã học. Có kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề,
- Hình thức tổ chức: thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, học liệu của gv và hs.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
|
Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
|
Tổ chức HS thảo luận cặp đôi:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ- (nội dung thảo luận)
? Vì sao tên các nhân vật đều vô danh ?
? Giải thích ý nghĩa nhan đề « Lặng lẽ Sa Pa »
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ GV phân công. Trao đổi, thảo luận
Bước 3: HS báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học.
Bước 4: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. ( HS, GV). HS ghi vào vở.
|
- Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hoá họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước.
- Ý nghĩa nhan đề:
|
D.VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu (MT cần hoạt động): Học sinh vận dụng kiến thức đã học để lí giải vấn đề.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: ra bài tập
- Hình thức tổ chức: Cá nhân.
- Phương tiện dạy học: SGK, học liệu của gv và hs.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
|
Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
|
Tổ chức hoạt động cá nhân:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1. Có ý kiến cho rằng truyện ngắn như một bài thơ giàu chất trữ tình. Ý kiến em ?
2. Từ vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện LLSP em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của bản thân nói riêng và của thế hệ trẻ nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay.
- HS trả lời trên lớp và về nhà viết thành bài
- GV hướng dẫn HS viết bài
|
* Chất trữ trình được gợi ra từ :
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Sa Pa
- Vẻ đẹp của bức tranh lao động…
- Những đặc sắc nghệ thuật : Ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, hình ảnh, chi tiết, lối kể chuyện…
- HS bày tỏ trách nhiệm của cá nhân của thế hệ trẻ…
|
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật, nội dung của văn bản.
- Hoàn thiện các bài tập sau:
1. Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của những con người lao động mới qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa.
2. Từ vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện LLSP em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của bản thân nói riêng và của thế hệ trẻ nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới ” Tiết 70: Đọc thêm: Người kể chuyện trong văn tự sự”.
+ Đọc ngữ liệu và Trả lời câu hỏi trước phần ghi nhớ.
+ Ôn lại kiến thức về ngôi kể trong văn tự sự
+ Tìm hiểu vai trò người kể chuyện trong các văn bản tự sự vừa học( Ngữ văn 9)
5. Kết quả đạt được
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn THCS, trước yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận Chương trình GDPT tổng thể, bản thân tôi bên cạnh tìm hiểu học tập tiếp thu các chuyên đề do cấp trên tổ chức tôi còn tự học tập, tự nghiên cứu để từng bước tiếp cận nhằm đảm bảo yêu cầu dạy học nói chung và dạy học Ngữ Văn hiện nay nói riêng.“ Soạn giáo án Ngữ văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh” là điều mà tôi trăn trở không chỉ trong năm học này. Với cách soạn giáo án như tôi đã trình bày ở trên, bản thân tôi thấy rằng: Trước hết, nó đã thể hiện được tiến trình lên lớp một cách rõ ràng hướng đến chú trọng tổ chức hoạt động cho HS, để HS tìm ra nội dung cần học, qua đó mà biết cách học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, hình thành và phát triển năng lực cho học sinh ( bao gồm năng lực chung, năng lực chuyên biệt). Mặt khác, với giáo án “năng lực” này nó đã khắc phục được hạn chế của giáo án truyền thống hay còn gọi là “ giáo án nội dung”chỉ tập trung vào mục tiêu trang bị những kiến thức, hiểu biết của GV về một vấn đề nào đó cho HS; HS tiếp thu những kiến thức mà GV cung cấp một chiều và mang tính áp đặt (cũng có phát vấn và yêu cầu HS trao đổi…nhưng cuối cùng vẫn là ý kiến của GV), do đó hạn chế về cách học và tự học( theo PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống). Hơn nữa, khi thiết kế giáo án năng lực với 5 hoạt động tôi nhận thấy các giờ lên lớp trở nên linh hoạt hơn, “ mở” hơn, sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV hiệu quả hơn…góp phần đáp ứng yêu cầu dạy học nói chung dạy học Ngữ Văn nói riêng hiện nay.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học.Chính vì thế làm thế nào để có một giờ học tốt?thể hiện được sự “ đổi mới” theo xu thế dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS hiện nay? Thiết nghĩ mỗi giáo viên lên lớp cần đổi mới cách soạn giáo án chuyển từ giáo án “ nội dung” sang giáo án “ năng lực”.
Không có giáo án chung nhưng khi soạn bài cần phải đáp ứng một số yêu cầu cứng (bắt buộc). Giáo viên cần có quan niệm về giáo án năng lực một cách linh hoạt, vừa chú ý những yêu cầu cứng (bắt buộc) vừa dành khoảng trống cho sự sáng tạo, khác biệt của mỗi GV ( theoPGS. TS. Đỗ Ngọc Thống).
2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên: Cần hiểu rõ yêu cầu và sự cần thiết phải soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cần phải biết “ cáchsoạn” giáo án năng lực theo đặc trưng bộ môn.
- Đố với tổ chuyên môn: Triển khai những chuyên đề về soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực. Hàng tuần phê kí giáo án của giáo viên có sự nhận xét góp ý định hướng trong soạn giáo án phù hợp với từng kiểu bài. Dự giờ đánh giá các tiết lên lớp chú trọng việc đánh gía trong tổ chức các hoạt động của GV.
- Đối với các cấp lãnh đạo:Tiếp tục có những định hướng về cách soạn giáo án năng lực, kiểm tra, góp ý cụ thể cho từng kiểu bài, dạng bài. Khuyến khích những giáo án mang màu sắc cá nhân, vận dụng linh hoạt các yêu cầu của một giáo án năng lực.
Sáng kiến “ Soạn giáo án Ngữ văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của tôi chắc chắn vẫn có những điều còn hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi ý kiến từ các đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi ngày càng hoàn thiện hơn, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn dạy học cao hơn, hiệu quả hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề “ Soạn giáo án Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực HS” của đồng chí Phan Quốc Thanh - Phó trưởng Phòng GD&ĐT Hương Khê.
2. Tài liệu Hướng dẫn giáo viên Môn Ngữ Văn lớp 9 - NXB Giáo dục Việt Nam .
3. Bài viết “ Nghĩ về giáo án” của PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống.
4. Tài liệu chuyên đề “ Tiếp cận Chương trình GDPT tổng thể”
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THCS ( tập 1,2) NXB GD năm 2010.
6. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn lớp 9 - NXB GD, 2011.
7. Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD&