Mục tiêu chính của đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà. Theo Luật giáo dục Việt Nam: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.” Muốn đổi mới giáo dục thì phải tích cực đổi mới cách học và cách dạy, không những giúp học sinh chủ động tiếp cận và lĩnh hội hệ thống kiến thức lý thuyết mà còn biết vận dụng kiến thức đó làm bài tập, ứng dụng vào thực tiễn, giải quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan một cách linh hoạt và sáng tạo.
Mục tiêu chính của đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà. Theo Luật giáo dục Việt Nam: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.” Muốn đổi mới giáo dục thì phải tích cực đổi mới cách học và cách dạy, không những giúp học sinh chủ động tiếp cận và lĩnh hội hệ thống kiến thức lý thuyết mà còn biết vận dụng kiến thức đó làm bài tập, ứng dụng vào thực tiễn, giải quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan một cách linh hoạt và sáng tạo.
Trong quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi thường xây dựng các dạng bài tập để học sinh nắm bắt kiến thức hệ thống và nhanh hơn. Đặc biệt trong phần hóa học hữu cơ lớp 9, dạng bài tập cộng hợp vào hidro cacbon là dạng bài tập cơ bản, gồm nhiều sản phẩm, nhiều quá trình phản ứng nên khi giải bằng những cách thông thường học sinh rất lúng túng và gặp nhiều khó khăn.
Với lí do trên tôi chọn đề tài: “Phương pháp giải bài tập cộng hợp vào hidro cacbon – Hóa học 9” ” nhằm xây dựng hệ thống kiến thức và phương pháp giải nhanh bài tập phần này giúp các em nắm vững phương pháp, vận dụng vận dụng linh hoat để làm bài tập, tăng tính tích cực và hứng thú cho học sinh để các em tự giác học tập, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức, yêu thích môn học. .
II) MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu.Khi nghiên cứu đề tài: “Phương pháp giải bài tập cộng hợp vào hidro cacbon – Hóa học 9” với mục tiêu là từ bản chất của phản ứng hóa học, xây dựng thành các dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải mỗi dạng, lấy bài tập minh họa và bài tập tự luyện theo từng mức độ một cách hiệu quả và hứng thú. Đồng thời hướng dẫn học sinh học tập và chiếm lĩnh kiến thức một cách khoa học.
2) Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài đề tài: “Phản ứng cộng vào hidro cacbon không no, hóa học 9 ” cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng hệ thống kiến thức cơ bản về phản ứng cộng, điều kiện xảy ra phản ứng cộng
- Phân dạng bài tập thường gặp, phương pháp giải.
- Bài tập minh họa.
III) KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể2) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nội dung phản ứng cộng vào hidro cacbon không no
IV) PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài chỉ ngiên cứu cộng hidro, Brom vào hợp chất hidro cacbon không no ( an ken, ankin) thường gặp trong chương trinh hóa học THCS theo từng mức độ phù hợp với nhiều đối tượng học sinh: học sinh trung bình, khá giỏi và học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi.
V) GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu học sinh nắm vững kiến thức và phương pháp giải bìa tập phản ứng cộng vào hidro cacbon không no thì các em sẽ vận dụng để làm bài tập một cách dễ dàng, đơn giản, khoa học và tự tin. Như vậy các em sẽ hứng thú hơn với môn học, tích cực tự giác trong học tập, phát triển các kĩ năng khác trong đời sống, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
VI) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài “Phản ứng cộng vào hidro cacbon không no, hóa học 9 ” chúng tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu như sau:
Tìm hiểu khả năng học tập và thái độ của các em học sinh đối với môn học nói chung và hóa học hữu cơ nói riêng. Từ những thông tin trên và kinh nghiệm bản thân, phân loại những nội dung kiến thức học sinh dễ tiếp cận và khó tiếp cận, học sinh hứng thú và chưa hứng thú. Nghiên cứu tài liêu, tìm hiểu đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của các vùng trong huyện nhằm xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập phù hợp với học sinh cũng như tích hợp nội dung kiến thức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương Tìm ra phương pháp truyền đạt cho học sinh những kiến thức một cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất và có khả năng vận dụng .VI) DÀN Ý CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.
Đề tài này tôi nghiên cứu 3 vấn đề chính theo dàn ý sau:
1. Kiến thức trọng tâm
2. Phân dạng bài tập và phương pháp giải
3. Bài tập vận dụng cho từng dạng, theo từng mức độ.
VII) DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Từ năm 2018 đã tiến hành nghiên cứu, vận dụng các năm 2018,2019. Năm 2019 sẽ tiến hành tổng hợp lại ghi chép thành sáng kiến kinh nghiệm.
B) CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I) Cơ sở lí luận
Nếu trong mỗi chương, mỗi phần giáo viên chỉ trình bày nội dung bài học, ôn tập, luyện tập theo mô hình sách giáo khoa in sẵn mà không hệ thống, bổ sung và xây dựng kiến thức một cách khoa học thì người học và người dạy có cố gắng đến đâu, kết quả học sinh vẫn tiếp thu bài một cách rời rạc, ít hứng thú với bài học và rất nhanh quên kiến thức. Nhiều học sinh không nhớ được các vấn đề trọng tâm của bài học, không nhớ đủ tính chất hóa học của một hợp chất, hay nhầm lẫn giữa tính chất của hợp chất này với hợp chất khác và đặc biệt trong mỗi tính chất của một loại chất học sinh thường phân vân, không biết chất nào có xảy ra phản ứng, chất nào không phản ứng. Có một số em nhớ kiến thức nhưng khi vận dụng rất lúng túng. ngoài ra, đối với học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi thì giáo viên cần bổ sung thêm một số kiến thức nâng cao và bản chất hơn để đáp ứng với năng lực và yêu cầu các cuộc thi, đồng thời nếu giáo viên liên hệ thức tế phù hợp với nội dung kiến thức, gần gũi với đời sống thì các em rất dễ nhớ, dễ vận dụng và hứng thú với môn học hơn. Chính vì lí do đó tôi xây dựng đề tài “Phản ứng cộng vào hidro cacbon không no, hóa học 9 ” nhằm giúp học sinh biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao nội dung kiến thức để làm bài tập cũng như trong thực tiễn, giúp các em phát triển về năng lực tư duy cũng như nhận thức và thái độ.
II) Cơ sở thực tiễn
Khi dạy học hóa học, học sinh thường không biết học để làm gì, chỉ chăm chăm học lý thuyết một cách khô khan và rời rạc, chỉ học tính chất của các chất để làm bài tập, và chủ yếu học sinh thcs thường giải bài tập lắp số mol vào từng phương trình hóa học nên khi làm bài tập phản ứng cộng vào hidro cacbon các em rất lúng túng vì cùng một chất tham gia lại có nhiều sản phẩm tạo thành nên nếu giải bằng cách truyền thống sẽ rất khó và lúng túng. vì vậy trong mỗi nội dung tôi thường xây dựng kiến thức một cách hệ thống theo mức độ nhận thức của học sinh, hệ thống bài tập phù hợp và xây dưng phương pháp giải nhanh, tổng hợp nên các em chiếm lĩnh kiến thức một cách đơn giản hơn, ngắn gọn và rất thích thú.
III. Tính mới của đề tài
Đề tài đã xây dựng kiến thức, bài tập hóa học lớp 9 trung học cơ sở theo từng dạng, mỗi dạng có cách giải nhanh, phù hợp và ngắn gọn, đặc biệt phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh lớp 9 nói riêng và THCS nói chung.
C) NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, tích lũy các nội dung cơ vào đề tài như sau:
1. Điều kiện Hidrocacbon tham gia phản ứng cộng:
- Trong phân tử của các hiđrocacbon không no có chứa liên kết đôi C = C (trong đó có 1 liên kết