Đồng chí Trần Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu giao nhiệm vụ cho các học viên...
Mỗi địa phương đăng ký cho người dân tham gia học một trong các nghề, gồm: Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, kỹ thuật nuôi ong mật và kỷ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả. Mỗi khóa học diễn ra trong 2 tháng gồm cả phần lý thuyết và thực hành do các giảng viên Trường trung cấp nghề Hà Tĩnh trực tiếp truyền đạt.
Các học viên tại xã Hương Xuân tham gia học nghề chăn nuôi gia cầm.
Trong thời gian học tâp, người dân sẽ nắm bắt những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trong chăn nuôi; phòng chống dịch bệnh cho gia cầm; công tác vệ sinh thú y; kiến thức sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi và kỹ thuật phòng và trị bệnh cho gia cầm; kỷ thuật nuôi ong; trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả…
Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Hà tĩnh phát biểu tại lễ khai giảng...
Bên cạnh học lý thuyết, các học viên sẽ được hướng dẫn, thực hành tại các mô hình chăn nuôi gia cầm, nuôi ong và trồng cây ăn quả của các hộ gia đình đúng khoa học kỹ thuật để các học viên nắm vững kiến thức đã được học, áp dụng vào trong sản xuất và chăn nuôi, phát triển kinh tế. Kết thúc khóa học các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận nghề.
Các đại biểu tham dự Lễ khai giảng tại xã Lộc Yên.
Thông qua các lớp học nghề nhằm giúp bà con nông dân nắm bắt được những kiến thức cơ bản khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt. Những kiến thức đó sẽ giúp cho lao động nông thôn trên địa bàn áp dụng vào phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Đồng thời, đảm bảo tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề và lao động sau đào tạo nghề có việc làm ổn định. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm là hướng đi đúng, bền vững nhất giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí thu nhập trong bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, từ đó tạo nguồn lực tại chỗ thúc đẩy chương trình Nông thôn mới và Nông thôn mới nâng cao tại các địa phương.