Tại điểm cầu Hương Khê.
Năm 2019, toàn tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 13.071 lượt cơ sở, phát hiện xử lý vi phạm hành chính 759 cơ sở với tổng số tiền 1,237 tỷ đồng; tịch thu, tiêu hủy nhiều sản phẩm vi phạm có giá trị lớn như: 200 kg chè, 420 kg nguyên liệu, 17.200 kg động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, 34 kg nem chua sử dụng nguyên liệu không đảm bảo quy định… Các hành vi vi phạm chủ yếu gồm: sử dụng phụ gia thực phẩm thuộc danh mục không được phép sử dụng hoặc quá hạn sử dụng; khu vực có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; năm 2019 xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm tập trung, 87 người mắc, 1 ca tử vong; số ca ngộ độc đơn lẻ là 1.596 trường hợp.Trong năm 2019, toàn tỉnh đã cấp 566 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 650 giấy xác nhận kiến thức ATTP cho người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Tại huyện Hương Khê, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra, phát hiện nhiều trường hợp vi phạm vệ sinh ATTP và đã xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm.
Tại hội nghị, các sở, ngành, địa phương đã có ý kiến về các nội dung: Tình hình giết mổ, dịch bệnh gia súc, gia cầm; tình hình quản lý sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống, rượu truyền thống; quản lý thị trường và chống buôn lậu, gian lận thương mại; quản lý dịch vụ ăn uống đường phố… Từ đó, đưa ra các kiến nghị, giải pháp đối với từng lĩnh vực nhằm đảm bảo ATTP trong thời gian tới.
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận những nỗ lực của các đơn vị, ngành chức năng trong công tác đảm bảo ATTP trong năm 2019.Về nhiệm vụ thời gian tới, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, sở, địa phương phải tăng cường công tác đảm bảo ATTP với trách nhiệm cao nhất; tiếp tục nâng cao năng lực công tác của ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc kiểm tra vệ sinh thực phẩm, xuất xứ hàng hóa; xử lý nghiêm, không khoan nhượng với bất cứ tình huống sai phạm nào,…