ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN HƯƠNG KHÊ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
ĐỀ ÁN
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020;
định hướng đến năm 2025 và những năm tiếp theo
(Ban hành kèm theo Quyết định số ../QĐ-UBND ngày ..../12/2019
của UBND huyện Hương Khê)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Hương Khê là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh, có diện tích tự nhiên trên 126 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp trên 113 nghìn ha; đất phi nông nghiệp, đất khác trên 11 nghìn ha; có 21 xã và 1 thị trấn, dân số toàn huyện 31.374 hộ, với 99.307 người; lực lượng lao động dồi dào, có trên 50.000 người đang trong độ tuổi lao động. Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đảm bảo, có đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh, đường Quốc lộ 15 và đường Tỉnh lộ 553 đi qua.
Trong những năm qua, lĩnh vực CN-TTCN trên địa bàn huyện đã có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân hàng năm trên 10,2%; chiếm tỷ trọng trên 16% trong cơ cấu kinh tế. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất đạt 322,9 tỷ đồng, tăng trên 61% so với năm 2015, đóng góp thu ngân sách trên 26 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 2.300 lao động. Tuy vậy, nhìn chung lĩnh vực CN-TTCN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, còn mang tính tự phát; thu hút đầu tư còn khó khăn; cơ chế chính sách về phát triển CN-TTCN còn khó khăn, công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập,...
Để cụ thể hóa Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 27/11/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, việc xây dựng Đề án “Phát triển phát triển CN-TTCN đến năm 2020; định hướng đến năm 2025 và những năm tiếp theo” là hết sức cần thiết, làm cơ sở, cho việc định hướng rà soát điều chỉnh, bổ sung một số quy hoạch, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển CN-TTCN của huyện; xác định các nhóm ngành CN-TTCN gắn với tiềm năng, lợi thế của địa phương; đề ra các giải pháp nhằm thu hút đầu tư, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững.
II. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghị quyết số 297/NQ-UBTVQH14 ngày 02/11/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2015-2020, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo;
- Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
- Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020; Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025; Quyết định số 260/2005/QĐ-TTg ngày 21/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020; Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 02/6/20014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình đến năm 2030;
- Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư số 15/2017/TT-BCT ngày 31/8/2017 của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, XVIII; Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 18/5/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về việc đẩy mạnh phát triển CN-TTCN đến năm 2025 và những năm tiếp theo;
- Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 28/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách phát triển CN-TTCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025; Nghị Quyết 73/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030;
- Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 63/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy chế quản lý và sử dụng phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 3737 /QĐ-UBND ngày 20/11/2019 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 30/10/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông huyện Hương Khê đến năm 2020; Quyết định số 2519/QĐ-UBND ngày 27/8/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp Gia Phố, huyện Hương Khê; Quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn huyện Hương Khê đến năm 2020; Quyết định số 111/Q Đ-UBND ngày 09/1/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chế biến lâm sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 06/3/20115 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh một số nội dung tại quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 09/1/2013 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển chế biến lâm sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020;
- Căn cứ Văn bản số 2821/UBND-NL2, ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh về việc đồng ý bổ sung quy hoạch mỏ cuội, sỏi tại khu vực xứ Đồng Trường, thôn Trường Sơn xã Phú Gia (2,0 ha) và mỏ cát khu vực Gò Lòi Lợn, xã Lộc Yên (1,9 ha) vào khu vực phân vùng thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;
- Căn cứ các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của tỉnh Hà Tĩnh.
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, XXIX; Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 27/11/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hương Khê về tăng cường lãnh đạo, phát triển CN-TTCN đến năm 2020; định hướng đến năm 2025 và những năm tiếp theo;
- Quy hoạch phát triển hệ thống Thủy lợi huyện Hương Khê đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 07/01/2016;
- Căn cứ Niên giám thống kê 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của huyện Hương Khê;
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CN - TTCN:
1. Về cơ chế, chính sách.
Xác định phát triển CN-TTCN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng CN-TTCN giảm tỷ trọng nông nghiệp; tận dụng tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển CN-TTCN, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách của Trung ương, của Tỉnh quy định, như: Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, ngày 11/3/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Các Nghị quyết của HĐND tỉnh: số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018; số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020; số 86/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 quy định một số chính sách phát triển CN-TTCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; số 87/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 quy định một số chính sách hỗ trợ thành lập mới hộ kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Các quyết định của UBND tỉnh: số 07/2012/QĐ-UBND ngày 21/3/2012 quy định về một số chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh; số 63/2014/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 về triển khai thực hiện chinh sách hỗ trợ khi đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; số 13/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 về việc sửa đổi một số Điều của Quyết định số 63/2014/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 về triển khai thực hiện chinh sách hỗ trợ khi đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn biết để thực hiện, trong giai đoạn 2016-2019 tổng kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực CN-TTCN trên địa bàn huyện là trên 13.028,5 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ chi phí đăng ký kinh doanh cho trên 185 cơ sở sản xuất, kinh doanh với kinh phí trên 18,5 triệu đồng; hỗ trợ chính sách khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ cho 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh với kinh phí 343 triệu đồng; hỗ trợ thuế môn bài cho 180 Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh được thành lập trong giai đoạn 2016-2019 với kinh phí 320,75 triệu đồng; hỗ trợ dự án thuê đất tại địa bàn có điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn cho Xí nghiệp chè 20/4 thuộc Công ty CP chè Hà Tĩnh với số tiền 12,294 tỷ đồng; hỗ trợ xi măng theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 và Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội Đồng nhân dân tỉnh để làm đường giao thông nông thôn với kinh phí trên 53 tỷ đồng;
2. Cơ sở hạ tầng:
2.1. Hệ thống giao thông:
Toàn huyện có 1.818,5 km đường giao thông, trong đó đường Quốc lộ 80,3 km, đường tỉnh lộ là 55,0 km, đường huyện lộ là 167,5 km; hệ thống đường giao thông nông thôn là 1.515,7 km; giai đoạn 2016-2019 đã thực hiện đầu tư nâng cấp 112 dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn, với khối lượng 366,62 km, trong đó có 278,33 km đường giao thông nông thôn được xây dựng theo cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh, huyện; 88,29 km đường giao thông và 32 cầu cứng các loại (cầu Hương Thủy, cầu Trộ, cầu Đất - xã Hương Thủy, cầu chợ Hôm - xã Phương Mỹ, cầu Bãi Hát, cầu Đoàn Tính - xã Hòa Hải, cầu Vũng Trình, cầu Trọt - xã Gia Phố, cầu Hà Linh, cầu Hói Địa, cầu Chăm Trèng - Phương Mỹ, cầu Hương Giang, cầu Khe Con - xã Hương Giang, cầu Cây Trồ - xã Phú Gia, cầu Lộc Yên, cầu Đá Lậu - xã Lộc Yên, cầu Tân Dừa - xã Hương Trạch, cầu Rào Ngầm - xã Hương Lâm và 16 cầu dân sinh được đầu tư từ Dự án Lram, ...) được đầu tư từ các dự án, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn;
2.2. Hạ tầng điện:
Trên địa bàn huyện hiện có 1.045 km đường dây điện, trong đó có 22 km 110KV, 215km đường dây 35KV, 140 km đường dây 10KV, 670 km đường dây 0,4 KV và 242 trạm biến áp. Trong đó, từ năm 2016-2019 đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường điện trên địa bàn huyện với tổng kinh phí trên 278,5 tỷ đồng, bao gồm nâng cấp cải tạo tuyến đường dây 372 và Trạm biến áp trung gian 35/10KV từ Hà Tĩnh đi Hương Khê, với 2 máy với tổng công suất lắp đặt gần 8.100 KVA, xây dựng mới hệ thống đường dây 110 KV (Thạch Hà - Hương Khê) và trạm biến áp 110/35/22/10Kv tại xã Gia Phố; triển khai đầu tư xây dựng mới trên 30 trạm biến áp phân phối; cải tạo nâng cấp trên 40km đường dây trung thế sau trạm biến áp 110/35/22Kv và trên 100 km đường dây hạ thế tại các xã, thị trấn từ nguồn vốn các chương trình dự án, đến nay 100% xã trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí điện;
2.3. Cấp nước:
Hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn huyện hiện tại có 3 nhà máy cấp nước, gồm có: Nhà máy mước Thị trấn đầu tư xây dựng năm 1998 có công suất thiết kế 3.000 m3/ngđ giai đoạn I đã dầu tư công suất 1.500 m3/ngđ, cung cấp nước sạch cho khu vực Thị trấn; Nhà máy nước Gia Phố công suất thiết kế 1500 m3/ngđ cung cấp nước sạch cho các hộ dân trên địa bàn xã; đặc biệt Nhà máy nước đầu nguồn sông Tiêm được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng kinh phí 229 tỷ đồng và hòa mạng với các nhà máy nước hiện tại, cung cấp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn thị trấn và 8 phụ cận (Phú Gia, Hương Vĩnh, Hương Long, Hương Bình, Phú Phong, Hương Xuân, Hương Trà, Gia Phố) hiện tại đang thi công; các xã còn lại người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khơi, giếng khoan, nước mưa.
2.4. Hệ thống thông tin liên lạc:
Hiện nay, trên địa bàn huyện có các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ bưu chính: Vinaphone, Viettel, Mobiphone có 1 Trung tâm Bưu chính và viễn thông, 97 trạm thu phát sóng di động (BTS), 21 điểm bưu chính và viễn thông cấp xã, 22/22 xã, thị trấn được phủ sóng viễn thông đảm bảo phục vụ thông tin liên lạc cho người dân trên địa bàn.
2.5. Hạ tầng cụm công nghiệp Gia Phố:
Theo Nghị quyết 73/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trên địa bàn huyện Hương Khê có 2 cụm công nghiệp là cụm công nghiệp Gia Phố và cụm công nghiệp Hương Trạch, Phúc Trạch (cụm công nghiệp Hương Phúc). Cụm công nghiệp Gia Phố được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2519/QĐ-UBND ngày 27/8/2012, với tổng diên tích quy hoạch 11,07 ha nằm trong giai đoạn đầu tư từ 2016-2020 tuy nhiên hiện nay chưa kêu gọi được nhà đầu tư nên việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật chưa thực hiện được. cụm công nghiệp Hương Trạch, Phúc Trạch (cụm công nghiệp Hương Phúc) nằm trong giai đoạn đầu tư từ 2020-2025 sau khi hoàn thiện một phần cụm công nghiệp Gia Phố.
3. Phát triển CN - TTCN:
3.1. Lĩnh vực công nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong 4 năm (từ 2016 đến 2019) đạt trên 252 tỷ đồng, trong đó năm 2019, doanh thu đạt trên 70,5 tỷ đồng (tăng thêm 20,7 tỷ đồng so với năm 2015); giải quyết việc làm trên 1800 lao động chính, với các ngành nghề như: Khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, gỗ, sản xuất khung sườn thạch cao, ván ép, cung cấp điện,…. trong đó:
- Lĩnh vực khai thác: Công nghiệp khai thác đất, cát, đá trong năm 2019 đạt 48,129 m3, đạt giá trị trên 9,1 tỷ đồng/năm, so với năm 2015 tăng 15.152 m3 (tăng thêm 45,9%), trong giai đoạn 2016-2019 việc tận dụng khoáng sản tại địa phương đã góp công lớn trong việc về đích nông thôn mới của các tiêu chí liên quan đến xây dựng công trình tại các xã và xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện.
- Vật liệu xây dựng gạch tuy nen được sản xuất trong năm 2019 đạt 16,7 triệu viên; tăng 3,4 triệu viên (tăng 15,5%) so với năm 2015. Trong giai đoạn năm 2016-2017 việc sản xuất xây dựng gạch tuy nen trên địa bàn huyện được tập trung vào nhà máy gạch Phúc Trạch, An Bình, Phúc Đồng, năm 2017-2018 do có nhiều cơ chế chính sách đã thay đổi, trong đó thực hiện Chỉ thị số 10/CT - TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu tiên sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 25/8/2016 về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và lộ trình giảm dần sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nên hiện nay nhà máy gạch Phúc Trạch đang thực hiện việc chuyển đổi phương thức sản xuất, nhà máy gạch Phúc Đồng sau khi được chuyển nhượng đã phục hồi và đưa vào hoạt động từ tháng 10/2019, nhà máy gạch và ngói lợp công nghệ cao An Bình đang trong giai đoạn sản xuất và chuyển đổi phương thức sản xuất. Từ năm 2018 đã thực hiện đầu tư dây chuyền sản xuất ngói lợp cao cấp công nghệ Nhật Bản, trong 2 năm 2018 - 2019 sản xuất trên 4 triệu viên.
- Sản xuất viên nén xuất khẩu của Công ty TNHH Tùng Minh và khung sườn thạch cao của Công ty TNHH Thái Dương, đầu năm 2018, năm 2019 doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng, doanh nghiệp đang tập trung mở rộng quy mô sản xuất và địa bàn tiệu thụ sản phẩm, dự kiến sau năm 2020 doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng/năm.
- Chế biến gỗ các loại trong năm 2019 tổng khối lượng gỗ được chế biến đạt 13.890 m3, các cơ sở chủ yếu là chế biến gỗ rừng trồng, gỗ vườn (so với năm 2015 dự kiến tăng trên 170 m3, tăng 1,22%, sản phẩm được chế biến chủ yếu là các đồ mộc dân dụng.
3.2. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong 4 năm (từ 2016 đến 2019) đạt 883,3 tỷ đồng, trong đó năm 2019, doanh thu đạt khoảng 252,4 tỷ đồng/năm (tăng 101 tỷ đồng so với năm 2015), giải quyết việc làm ước tính trên 2.120 lao động (thu nhập bình quân của người lao động dự kiến từ 6 đến 12 triệu đồng/người/tháng) cho trên 830 cơ sở, cá thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TTCN, với các ngành nghề như: Sửa chữa ô tô, gia công cơ khí, sản xuất đồ mộc dân dụng, xay xát, sản xuất gạch không nung, các nghề bún bánh; sản xuất nước đá, trong đó có nhiều cơ sở đã được đầu tư các dây chuyền công nghệ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới tại một số cơ sở ga ra ô tô, xưởng gia công cơ khí,... trong đó một số sản phẩm chủ yếu:
- Gia công cơ khí và sản xuất công cụ cầm tay, năm 2019 sản xuất được 35.700 sản phẩm, tăng 1700 sản phẩm so với năm 2015 (tăng 5%);
- Gạch không nung, năm 2019 sản xuất được 17 triệu viên, tăng 7 triệu viên so với năm 2015 (tăng 70,0%);
- Sản xuất cửa sắt, năm 2019 đạt 22.988 m2, tăng trên 6.091 m2 so với năm 2015 (tăng 36,0%);
- Sản phẩm xay xát địa bàn huyện sản xuất trong năm 2019 trên 18.338 tấn, tăng 1.529 tấn so với năm 2015 (tăng 9,1%);
- Sản phẩm quần áo may mặc, năm 2019 sản xuất được 182.000 chiếc, tăng 13.000 chiếc so với năm 2015 (tăng 7,7%);
- Sản phẩm bún, bánh, năm 2019 sản xuất được 265 tấn, tăng 23 tấn so với năm 2015 (tăng 9,5%);
4. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ:
Khoa học, công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh các sản phẩm, giảm chi phí sản xuất; một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã ứng dụng lắp đặt máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất kinh doanh, như: Dây chuyền sản xuất gạch, ngói cao cấp, công nghệ sơn tĩnh điện; Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và quảng bá sản phẩm.
5. Các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư:
Việc hỗ trợ để phát triển CN-TTCN hiện nay chủ yếu là áp dụng các cơ chế, chính sách của Trung ương và tỉnh về đầu tư như: Đất đai, tài chính, tín dụng, cụ thể: Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của liên bộ: Tài Chính - Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương; Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 28/7/2018 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển CN-TTCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025; Quyết định số 63/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy chế quản lý và sử dụng phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Kết quả hấp thu các chính sách nêu trên còn gặp khó khăn, hạn chế do chưa kêu gọi được nhà đầu tư thực hiện xây dựng các hạ tầng cụm công nghiệp tại các vùng quy hoạch đã được UBND phê duyệt. Về chính sách khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công và các Văn bản hướng dẫn, từ năm 2016 đến 2019 có 3 cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng chính sách hỗ trợ khuyến công với tổng số tiền là 363 triệu đồng.
Trong những năm qua, công tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư trên địa bàn huyện đã được quan tâm, từ năm 2015 đến nay đã tổ chức 2 Hội nghị (Năm 2015 và năm 2017) về xúc tiến đầu tư và được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quan tâm đã thực hiện khảo sát để nghiên cứu đầu tư nhưng gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc quy hoạch, mặt bằng ... nên không thực hiện được.
6. Công tác quản lý nhà nước về CN - TTCN:
Công tác quản lý nhà nước nói chung và trong lĩnh vực CN-TTCN nói riêng trên địa bàn huyện, công tác cải cách hành chính được quan tâm chú trọng, nhất là về các thủ tục hồ sơ, thời gian được giải quyết nhanh, gọn tạo thuận lợi tối đa cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là từ khi Trung tâm hành chính công huyện được thành lập và hoạt động đến nay, việc tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính cho người dân và các tổ chức doanh nghiệp trên các lĩnh vực đạt hiệu quả cao, đúng thời gian quy định.
Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý điều hành đồng bộ của chính quyền từ huyện đến cấp xã để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng đất, quản lý việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định.
Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền và triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Trung ương và của tỉnh trong việc phát triển CN-TTCN đến tận người dân;
7. Công tác bảo vệ môi trường công nghiệp.
Thực hiện quy định của phát luật về bảo vệ môi trường, phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đã thực hiện đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định. Công tác giám sát môi trường trong sản xuất kinh doanh đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường tại một số cơ sở sản xuất CN - TTCN chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các cơ sở sản xuất thuộc hộ gia đình quản lý, việc kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường chưa hiệu quả, nhất là đối với nước thải và chất thải rắn.
II. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN:
1. Khó khăn, hạn chế:
- Công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch còn nhiều khó khăn, bất cập; xây dựng một số quy hoạch chất lượng chưa đạt yêu cầu, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất hạ tầng công nghiệp chưa được quan tâm đầu tư, hệ thống giao thông còn yếu kém, chưa đồng bộ.
- Hoạt động khuyến công chưa được quan tâm đúng mức, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ kinh doanh nhỏ, thiếu chủ động tiếp cận các hoạt động khuyến công.
- Trình độ quản lý, sản xuất còn lạc hậu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế, sản xuất nhỏ lẻ, sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao, một số ngành nghề truyền thống thiếu bền vững.
- Chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN chưa được quan tâm đúng mức, hỗ trợ lãi suất vay tại ngân hàng phục vụ sản xuất, đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp đối với các địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập.
2. Nguyên nhân:
2.1. Nguyên nhân khách quan:
Là huyện xa trung tâm tỉnh, địa hình phức tạp; thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt; a nh hưởng của suy thoái kinh tế, chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công; ảnh hưởng của sự cố môi trường biển; hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn,…
2.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa quyết liệt, thiếu sâu sát; chưa kịp thời nắm bắt, giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp chưa kịp thời; hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả.
- Tham mưu và phối hợp tham mưu của các phòng, ngành, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên lĩnh vực CN-TTCN chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chất lượng tham mưu chưa đạt yêu cầu, nhất là trong quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch.
- Thông tin tuyên truyền về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, quảng bá tiềm năng, lợi thế của địa phương còn nhiều khó khăn hạn chế.
- Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở một số địa phương chưa được chú trọng, kêu gọi thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN còn nhiều khó khăn, môi trường còn bất cập.
Phần thứ hai
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ĐẾN
NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
I. QUAN ĐIỂM:
Phát triển CN - TTCN là nhiệm vụ trọng tâm, nâng cao giá trị trong cơ cấu kinh tế, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và giải quyết việc làm cho người lao động, ; phải đặt trong mối quan hệ tổng thể và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển CN-TTCN của tỉnh, khu vực và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác trên địa bàn, gắn CN-TTCN với nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, đô thi văn minh, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại, tiên tiến, bảo đảm tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời, gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và nền nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất, sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, tuân theo quy luật cung cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.
II. MỤC TIÊU.
1. Mục tiêu chung:
Huy động các nguồn lực, đặc biệt là chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 28/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách phát triển CN - TTCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 để triển khai đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp của cụm công nghiệp, làng nghề Gia Phố được xác định là hạt nhân trong phát triển CN - TTCN của huyện Hương Khê.
Tận dụng chính sách hỗ trợ về khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ và Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công để tập trung phát triển ngành CN - TTCN chế biến nông - lâm sản, Cơ khí; mộc dân dụng; gạch không nung (thủ công); xay xát, chế biến bún, bánh, các sản phẩm nông nghiệp đối với các cơ sở CN - TTCN ngoài cụm công nghiệp Gia Phố.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025.
- Tốc độ tăng trưởng CN-TTCN tăng bình quân 9%/năm.
- Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN đến 2025 đạt trên 550 tỷ đồng; tỷ trọng CN-TTCN chiếm trên 22% trong cơ cấu kinh tế, trong đó: Tỷ trọng công nghiệp chiếm trên 40%, tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: Chế biến lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; lĩnh vực khai khoáng; chế biến chè, cao su; chế biến nông sản …; tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp chiếm 60%, tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: Cơ khí; mộc dân dụng; gạch không nung (thủ công); xay xát, chế biến bún, bánh, các sản phẩm nông nghiệp …;
- Hằng năm giải quyết số lượng lao động trong CN-TTCN tăng thêm trên 8%; thu ngân sách từ CN-TTCN đạt trên 50 tỷ đồng.
- Đến năm 2025 lấp đầy trên 80% diện tích cụm công nghiệp Gia Phố; thực hiện việc đầu tư xây dựng hạ tầng và lấp đầy diện tích 30% cụm công nghiệp tại 2 xã Phúc Trạch và Hương Trạch.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP.
1. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch.
Căn cứ Luật Quy hoạch và tiềm năng và lợi tế của địa phương, tiến hành rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020; định hướng đến năm 2025 và những năm tiếp theo; phù hợp với các quy hoạch vùng, liên vùng; các quy hoạch chuyên ngành đã được Trung ương và tỉnh phê duyệt nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của huyện, đặc biệt quan tâm xem xét về quy mô, lộ trình thực hiện các dự án trọng điểm gắn với bảo môi trường. Rà soát đề xuất UBND tỉnh thu hồi diện tích đất Cao Su ở những vùng thuận lợi để quy hoạch và thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN.
2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Tiếp tục khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng phục vụ phát triển CN-TTCN để tập trung huy động nguồn lực đầu tư tạo tiền đề thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển.
- Tập trung đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để giải phóng mặt bằng, chú trọng tận dụng các chính sách hỗ trợ về phát triển CN - TTCN của Trung ương, tỉnh; kêu gọi thu thu doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Gia Phố.
3. Phát triển CN - TTCN:
Tập trung nâng cao giá trị các sản phẩm truyền thống hiện có của huyện, như chè, chế biến cao su, mộc dân dựng, cơ khí, bún, bánh, trần hương, chế biến thức ăn gia súc, hoa quả... theo hướng ưu tiên các nhà đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng cao; sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Vận dụng các cơ chế chính sách hiện có để tạo động lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp phát triển, trong đó ưu tiên hỗ trợ phát triển một số sản phẩm CN - TTCN được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như chè, bún bánh, mộc dân dụng, chế tác trầm cảnh... để thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm trong điều kiện hội nhập hiện nay.
3.1. Chế biến Cao Su, Chè:
Phối hợp với Công ty TNHH MTV Công ty Cao Su Hương Khê, Hà Tĩnh; Công ty TNHH MTV Công ty Cao Su Hà Tĩnh; Công ty Cổ phần Chè Hà Tĩnh để đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tập trung ưu tiên trong việc nâng cấp hệ thống công nghệ sản xuất tiên tiến, chất lượng cao vào sản xuất kinh doanh; tiến hành rà soát hiệu quả sử dụng đất trong quá trình trồng và khai thác Cao Su, Chè tham mưu kịp thời UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan xử lý đối với các loại đất trồng Cao Su Chè không hiệu quả.
3.2. Chế biến lâm sản:
- Công nghiệp chế biến lâm sản: Tiếp tục thực hiện theo quy hoạch chế biến lâm sản được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 09/1/2013; phê duyệt điều chỉnh theo Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 06/3/2015 và tiếp tục rà soát lại các quy hoạch chế biến lâm sản trên địa bàn huyện, đề xuất UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan cho phép huyện Hương Khê bổ sung quy hoạch chế biến gỗ ván ép từ nguyên liệu rừng trồng vào trong quy hoạch chế biến lâm sản của tỉnh để tạo điều kiện phát triển thế mạnh của huyện Hương Khê về sản xuất gỗ rừng trồng và để Công ty TNHH Đức Tài có cơ hội triển khai thực hiện dự án.
- Tiểu thủ công nghiệp sản xuất đồ mộc dân dụng, chế tác Trầm hương, Trầm cảnh: Phát triển theo quy hoạch chế biến lâm sản đã được UBND tỉnh phê duyệt. Vận dụng cơ chế hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh theo chính sách khuyến công được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công để phát triển các cơ sở sản xuất trên theo định hướng bằng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại hơn..., tập trung tuyên truyền và di dời cơ bản các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trong làng nghề ra các cụm công nghiệp Gia Phố (sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng). Hình thành các khu khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm đồ mộc dân dụng.
3.3. Sản xuất vật liệu xây dựng:
- Tập trung phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo đúng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 3689/QĐ-UBND ngày 7/12/2012, phê duyệt điều chỉnh theo Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 07/9/2017; nhất là các sản phẩm vật liệu xây dựng không nung chất lượng cao. Khuyến khích phát triển một số sản phẩm vật liệu xây dựng mới phù hợp với điều kiện của tỉnh và nhu cầu của thị trường (như đá ốp lát, vật liệu ngói lợp …).
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 08/12/2017 của Bộ Xây dựng.
- Đối với các nhà máy sản xuất gạch đã có như: Nhà máy sản xuất gạch Bình An, nhà máy gạch Phúc Trạch, nhà máy gạch Phúc Đồng. Tập trung đồng hành cùng nhà đầu tư để tháo gỡ các khó khă vướng mắc của công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Vận dụng cơ chế hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh theo chính sách khuyến công được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công để phát triển các cơ sở sản xuất trên theo định hướng bằng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại hơn, xây dựng lộ trình sản xuất vật liệu xây không nung.
3.4. Khai thác khoáng sản:
Tiếp tục kêu gọi và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện phát triển nhóm ngành khai thác khoáng sản theo quy hoạch điều chỉnh, bổ sung, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 và theo Văn bản số 2821/UBND-NL2, ngày 15/6/2015 về việc đồng ý bổ sung quy hoạch mỏ cuội, sỏi tại khu vực xứ Đồng Trường, thôn Trường Sơn xã Phú Gia (2,0 ha) và mỏ cát khu vực Gò Lòi Lợn, xã Lộc Yên (1,9 ha) vào khu vực phân vùng thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;
- Duy trì, phát triển có hiệu quả các khu mỏ đã được cấp phép (cát, đất ...). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản lậu trên địa bàn huyện. Tận dụng thế mạnh của địa phương về khoáng sản, tiếp tục rà soát đề xuất UBND tỉnh và các sở, ngành bổ sung thêm một số mỏ khoáng sản làm vật liêu thông thường trên địa bàn huyện, vừa đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, vừa đảm bảo an toàn về môi trường.
3.5. Chế biến nông sản:
- Hình thành mạng mạng lưới thu gom, bảo quản sản phẩm nông sản, tập trung kêu gọi nhà đầu tư xây dựng các nhà máy nông sản có sử dụng nguyên liệu thế mạnh của địa phương như (Cam, Bưởi, ngô, ...), trong đó chú trọng gia tăng tỷ lệ chế biến sâu để hình thành sản phẩm công nghiệp nông thôn chủ lực có tính chất hàng hóa, gắn liền với xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký mã vạch mã số sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ.
- Duy trì và phát triển các sản phẩm của địa phương đã có (như bánh, bún, phở, kẹo cu đơ…). Vận dụng cơ chế hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh theo chính sách khuyến công được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công để phát triển các cơ sở sản xuất trên theo định hướng bằng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại hơn. Tăng cường công tác tuyên truyền hướng tới phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký mã vạch mã số sản phẩm để cung ứng thị trường sản phẩm thực phẩm trong và ngoài tỉnh.
4. Xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghiệp
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 26/KL-TU ngày 24/10/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về một số nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian tới và các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh; đồng thời rà soát, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển CN-TTCN, ngành nghề truyền thống. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, các nguồn vốn vay, nguồn kinh phí khuyến công để thực hiện hỗ trợ các chương trình, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp.
- Rà soát, bổ sung và điều chỉnh các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển CN-TTCN của huyện phù hợp với tình hình thực tiễn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư trên địa bàn, trong đó tập trung vào vào một số lĩnh vực như đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Gia Phố, phát triển các cơ sở sản xuất về Chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng ....; mở rộng các hình thức tín dụng nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được tiếp cận vốn vay của các ngân hàng, quỹ tín dụng Nhân dân đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân liên doanh, liên kết để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN; duy trì, mở rộng các ngành nghề truyền thống trên địa bàn.
5. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất
- Ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm”, sử dụng các nguyên liệu thế mạnh tại địa phương. Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, tiến hành hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa sản xuất trên địa bàn huyện; chú trọng phát triển khoa học công nghệ theo hướng mua sắm thiết bị máy móc phải là thiết bị máy móc của dây chuyền công nghệ mới, công nghệ tiên tiến.
- Tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định theo thẩm quyền về công nghệ, ưu tiên lựa chọn công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường; hạn chế, tiến tới loại bỏ các công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; đặc biệt chú trọng công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
- Thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và ngành Công thương giai đoạn 2011-2020; các chương trình, kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Thực hiện xã hội hóa công tác đạo tạo nhân lực CN - TTCN có chất lượng tốt, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động CN - TTCN.
- Liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để mở rộng các hình thức hợp tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ. Có cơ chế chính sách khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp liên kết với các cơ sở đào tạo để có nguồn nhân lực bảo đảm số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật.
7. Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 07/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với một số lĩnh vực về bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo và Chương trình hành động số 1223-CTr/HU ngày 23/3/2018 của Huyện ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 07/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các cam kết, giải pháp bảo vệ môi trường của các chủ dự án, việc xử lý chất thải rắn tại các cụm CN-TTCN, làng nghề. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường công tác điều tra cơ bản, quan trắc, nâng cao chất lượng dự báo, chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, xây dựng chất thải rắn tập trung đảm bảo quy định.
- Các dự án đầu tư khi được thuê đất phải có đầy đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, đảm bảo tuyệt đối an toàn khi vận hành và xả thải ra môi trường. Di dời các cơ sở sản xuất CN-TTCN trong khu dân cư vào cụm làng nghề, cụm CN-TTCN. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN theo quy định, nhằm chủ động phòng ngừa, kiểm soát môi trường.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại cụm công nghiệp Gia Phố. Triển khai thực hiện việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ các khu dân cư vào cụm công nghiệp Gia Phố có hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nước thải tập trung theo quy định; thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở công nghiệp.
- Quan tâm công tác quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến thực phẩm, đặc biệt là sản xuất bún, bánh, giò chả… tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn huyện. Chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất chế biến hàng hóa không có nhãn mác, hàng giả, hàng nhái hoặc các cơ sở sản xuất mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.
- Tăng cường thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Kế hoạch áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu và năng lượng vào sản xuất, bảo đảm môi trường.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp để nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, đặc biệt là các công nghệ xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch.
8. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và thực hiện việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền về vai trò và nội dung của Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển CN - TTCN với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hương Khê, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển CN - TTCN tỉnh Hà Tĩnh.
- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành trong giải quyết và xử lý công việc; thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thu hút đầu tư, thành lập và đăng ký kinh doanh. Thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/6/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị vể đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, trong đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ doanh nghiệp và người dân một cách có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí
- Kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực CN - TTCN các cấp trên địa bàn; nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực CN - TTCN.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN.
Kinh phí thực hiện Đề án khoảng 300,11 tỷ đồng (không bao gồm nguồn vốn đầu tư của các dự án sản xuất công nghiệp), cụ thể:
TT
|
Nội dung
|
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
|
Tổng kinh phí
|
Ngân sách hỗ trợ
|
Xã hội hóa
|
1
|
Đầu tư hạ tầng, xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp Gia Phố
|
98,01
|
23,00
|
75,01
|
2
|
Đầu tư đổi mới công nghệ
|
200,00
|
50,00
|
150,00
|
3
|
Chương trình xúc tiến đầu tư
|
0,90
|
0,90
|
0.00
|
4
|
Xúc tiến thương mại
|
1,20
|
0,30
|
0,90
|
TỔNG CỘNG
|
300.11
|
74,20
|
225.91
|
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 27/11/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện và Đề án phát triển CN-TTCN đến năm 2020; định hướng đến năm 2025 và những năm tiếp theo, yêu cầu các phòng, ban, ngành, đơn vị căn cứ tình hình thực tế cụ thể hóa thực hiện.
1. Các phòng, ngành, đơn vị cấp huyện.
1.1. Phòng Kinh tế - Hạ tầng.
- Đầu mối quản lý nhà nước về CN-TTCN trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ tổ chức công bố nội dung đề án để các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết, triển khai thực hiện theo quan điểm, mục tiêu của đề án; chủ trì, phối hợp với các phòng, ngành xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đề án.
- Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch: Thực hiện kêu gọi các dự án trong lĩnh vực CN - TTCN để phát triển kinh tế - xã hội; nắm bắt tình hình, tổ chức các cuộc làm việc với chủ đầu tư các dự án về CN-TTCN trên địa bàn huyện; đưa ra các giải pháp giải quyết khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư theo thẩm quyền;
- Xây dựng kế hoạch tập trung rà soát quy hoạch phát triển CN - TTCN trên địa bàn để đề xuất bổ sung, điều chỉnh các bất cấp (nếu có), rà soát 6 tháng/năm các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CN-TTCN trên địa bàn huyện để đề xuất hỗ trợ chính sách khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ và Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công cho các tổ chức, cá nhân liên quan;
- Xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại; Chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm công nghiệp nông thôn chủ lực. Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa từ các cơ sở công nghiệp, trong đó tăng cường kiểm tra xử lý các cơ sở sản xuất chế biến hàng hóa không có nhãn mác, hàng giả, hàng nhái; xử lý quyết liệt, kể cả kiến nghị loại bỏ đối với các cơ sở công nghiệp mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.
1.2. Phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Căn cứ vào Đề án, cân đối nguồn ngân sách, tham mưu cho UBND huyện xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư, chính sách đầu tư cho phát triển CN-TTCN. Chú trọng chi phí cho công tác quản lý Nhà nước, xây dựng Quy hoạch, quản lý quy hoạch, hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư trong từng giai đoạn đối với phát triển CN-TTCN và công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Ưu tiên đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Gia Phố, trong đó đặc biệt chú ý đối với các công trình xử lý chất thải tập trung. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư trong đó tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến nông - lâm sản, Cơ khí; mộc dân dụng; gạch không nung .... và các sản phẩm công nghiệp nông thôn khác.
1.3. Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Chủ trì phối hợp với các phòng, ngành và địa phương liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chuyên ngành liên quan đến phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; quy hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp.
- Quản lý nhà nước về công tác môi trường ở các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện, thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình môi trường các cơ sở sản xuất, kịp thời xử lý, báo cáo về UBND huyện.
- Phối hợp với các phòng, ngành liên quan trong việc giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện dự án;
- Tham mưu UBND huyện tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường; việc chấp hành cam kết bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp; phát hiện, tham mưu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.
1.4. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chủ trì phối hợp với các phòng, ngành liên quan, triển khai lập, điều chỉnh các quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến trên địa bàn. Phối hợp với các địa phương lân cận để xây dựng và thực hiện quy hoạch liên vùng, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung bảo đảm ổn định nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trên địa bàn.
- Chủ trì phối hợp các phòng, ngành và UBND các xã, thị trấn thực hiện xây dựng Đề án mỗi xã mỗi sản phẩm nhằm khuyến khích phát triển các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
1.5. Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế của địa phương, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện trên hệ thống truyền thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử huyện biết tham gia đầu tư phát triển CN-TTCN trên địa bàn.
- Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền chủ trương, cơ chế chính sách thu hút đầu tư, chính sách đầu tư cho phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện.
1.6. Thanh tra huyện: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, tham mưu UBND huyện xử lý các tổ chức, cá nhân chấp hành không nghiêm túc các chủ trương, chính sách phát triển CN-TTCN, nhất là trong công tác quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng các chương trình, dự án.
2. Chi cục Thống kê:
Tăng cường công tác thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin số liệu kinh tế xã hội trên địa bàn huyện từ báo cáo thống kê cơ sở và các cuộc điều tra, tổng điều tra. Quản lý và thực hiện công bố, cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để làm có dữ liệu xây dựng và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn;
3. Chi cục thuế.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn rà soát các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CN-TTCN trên địa bàn để cập nhất, bổ sung vào sổ bộ theo dõi, quản lý, chống thất thu ngân sách.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp kết hợp với các ngành chức năng để phát hiện, xử lý với các hành vi gian lận trong kinh doanh như quay vòng hóa đơn, trốn thuế, gian lận thuế trong kê khai, hoàn thuế, chuyển giá trong giao dịch liên kết…
- Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dây dưa, chầy ì nộp thuế và xử lý theo quy định; thực hiện thu kịp thời, đúng, đủ các khoản thuế và các khoản phải thu khác vào ngân sách nhà nước.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Căn cứ Đề án này và thực tế của địa phương tổ chức khảo sát, xây dựng đề án, kế hoạch triển khai thực hiện.
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đến các cơ sở sản xuất, nhân dân; phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp trên địa bàn.
- Phối hợp các cơ quan chức năng của huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các quy định có liên quan đến sản xuất CN-TTCN. Thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của cơ sở về UBND huyện.
5. Đề nghị Trưởng đoàn công tác của Ban Thường vụ Huyện ủy: Chỉ đạo cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đôn đốc, kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn triển khai thực hiện Đề án này.
6. Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể: Phối hợp tổ chức, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân biết thực hiện; tăng cường giám sát trong quá trình thực hiện Đề án.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Huấn