Xã Phúc Trạch hiện có 3.812, 24 ha đất tự nhiên, trong đó có trên 2.380 ha đất lâm nghiệp. Trong đó đất rừng phòng hộ có 872,18 ha; đất rừng sản xuất trên 1.508 ha; đất giao cho các tổ chức quản lý trên 1.909 ha; các hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng 440,92 ha và đất rừng do UBND xã quản lý 29,6 ha.
Đồng chí Ngô Xuân Ninh, Chủ tịch UBND huyện cùng đoàn kiểm tra thực địa tại tiểu khu 237...
Đối với diện tích đất rừng do UBND xã Phúc Trạch quản lý có 13,5 ha tại khoảnh 5, tiểu khu 251A (theo Quyết định số 3790/QĐ UBND ngày 15/12/2014 của UBND tỉnh thu hồi đất lâm nghiệp của BQL rừng phòng hộ Hương Khê giao cho xã Phúc Trạch để giao cho các hộ gia đình), tuy nhiên có 8 hộ ở xã Phúc Trạch sử dụng trước khi BQL rừng Phòng hộ Hương Khê giao cho xã quản lý; 3,7 ha tại khoảnh 3, tiểu khu 215A hiện tại UBND xã đang quản lý; có 12,4 ha tại khoảnh 5, tiểu khu 237 có 4 hộ dân xã Hương Đô sử dụng trước trước khi BQL rừng Phòng hộ Hương Khê giao cho xã quản lý. Thực hiện kế hoạch giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kế hoạch 538 và đề án 3952 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, đến nay xã đã giao 209 hộ gia đình quản lý, bảo vệ với diện tích 440,92ha.
Ban quản lý rừng Phòng hộ Hương Khê hiện quản lý trên 1.567 ha đất rừng tại các tiểu khu 251 và 237 trên địa bàn xã Phúc Trạch, trong đó rừng Phòng hộ 852 ha, rừng Sản xuất trên 715ha. Tại tiểu tiểu khu 251 đã bàn giao 74 ha cho 30 hộ và tiểu khu 237 đã bàn giao cho 66 hộ với diện tích 266 ha.
..khu vực trồng cây Dó trầm của ông Võ Văn Thức...
Qua kiểm tra thực địa tại khoảnh 8, tiểu khu 237 do ông Võ Văn Thức, thôn 9, xã Phúc Trạch sử dụng với diện tích trên 3,7 ha, hiện đã trồng cây Dó trầm trên 15 năm.
Phần đất rừng giáp ranh của hộ ông Võ Văn Thức và hộ ông Lê Minh Thúc tại khoảnh 8, tiểu khu 237...
Cũng tại khoảnh 8 tiểu khu 237 đã xẩy ra hiện tượng người dân tự ý trồng, khai thác cây keo tràm có đường kính bình quân từ 15 đến 40 cm đã trồng cách đây hàng chục năm với diện tích 2,1 ha. Hiện hộ dân đã trồng lại cây keo trên diện tích đã khai thác. Qua điều tra số diện tích lấn chiếm trồng keo trên là do ông Lê Minh Thúc ở xã Hương Trạch vi phạm.
Ông Nguyễn Thượng Hải, Trưởng BQL rừng Phòng hộ Hương Khê cho biết “Hiện nay BQL rừng Phòng hộ Hương Khê được giao quản lý 31.276 ha trên địa bàn 12 xã của huyện. Trong quá trình rà soát có trên 2.000 ha đất rừng người dân sử dụng chưa có hồ sơ hợp pháp, trên địa bàn xã Phúc Trạch có 1.567 ha trong đó diện tích lấn chiếm trên 280 ha với 96 hộ. Qua rà soát cho thấy, tình trạng lấn chiếm đã xẩy ra từ lâu (15 đến 20 năm) hiện một số hộ đã trồng Dó trầm, cây đã lớn và trồng Keo tràm đã khai thác 1 đến 2 chu kỳ rồi. Trong thời gian tới, BQL rừng Phòng hộ Hương Khê sẻ rà soát cụ thể, báo cáo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để xin phương án xử lý”.
Sau khi đi kiểm tra thực địa tại tiểu khu 237, đồng chí Ngô Xuân Ninh, Chủ tịch UBND huyện đã có cuộc làm việc với UBND xã Phúc Trạch và các đơn vị liên quan để chỉ đạo một số nhiệm vụ về công tác BVR-PCCCR.
Đồng chí Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Trong thời gian qua việc phối hợp giữa xã Phúc Trạch và BQL rừng Phòng hộ Hương Khê trong công tác BVR-PCCCR khá tốt, tuy nhiên trên địa bàn xã cũng đã xẩy ra tình trạng lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp để trồng cây không theo qui hoạch phát triển rừng; việc lấn chiếm đất trồng rừng trên diện tích đất rừng do BQL rừng Phòng hộ Hương Khê quản lý đã diễn ra thời gian kéo dài. Việc này có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiếp tục xâm hại diện tích rừng phòng hộ và gây mất ổn định trên địa bàn.
Đồng chí Chủ tịch UBND huyện giao BQL rừng Phòng hộ Hương Khê phối hợp với UBND Phúc Trạch và các ngành liên quan điều tra, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến lấn chiếm đất rừng. Xác định cụ thể qui mô, thời gian, mức độ lấn chiếm làm căn cứ để đưa ra phương án xử lí phù hợp, vừa đảm bảo các qui định pháp luật nhưng phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân.
Đề nghị các cơ quan chức năng liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn để thực hiện các biện pháp, giải pháp theo đúng qui định. BQL rừng Phòng hộ Hương Khê rà soạt lại thực trạng tình hình rừng và đất lâm nghiệp được giao và quản lý để báo cáo UBND huyện và các sở ngành liên quan; đồng thời có phương án giải quyết số diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Trong đó lưu ý, những hộ lấn chiếm đất để trồng keo đã thu hoạch phải giữ nguyên hiện trạng không để tái lấn chiếm. Rà soát lại phương án PCCCR. Thường xuyên phối hợp tuần tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm công tác BVR-PCCCR. Làm tốt công tác truyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Ban Chỉ đạo phát triển rừng của huyện cần phát huy vai trò trách nhiệm, tăng cường các biện pháp thực hiện tốt công tác phát triển rừng bền vững trên địa bàn.