Cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng năm 2003;
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ;
- Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
- Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/2/2007 ngày 14/2/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
- Thông tư số 03/TT-BTC ngày 11/01/2001 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp phép xây dựng.
- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 142/QĐ-UB ngày 28/3/2002 của UBND Thị xã Hà Tĩnh (nay là UBND Thành phố Hà Tĩnh) về việc Quy định mức thu các khoản lệ phí tại trung tâm giao dịch “Một cửa” – văn phòng HĐND-UBND Thị xã Hà Tĩnh.
Thủ tục
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Cán bộ công chức kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thì ghi phiếu hẹn; hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ về Phòng Quản lý đô hoặc Phòng Công thương UBND cấp huyện để giải quyết theo thẩm quyền. Cán bộ Phòng tham mưu trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định sau đó chuyển kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
- Bước 3. Đến ngày hẹn, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu, bản chính)
- Giấy chứng nhận Quyền sử dung đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (bản sao có công chứng).
- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng, chi tiết móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước (bản chính hoặc bản sao).
- Ảnh chụp mặt đứng chính diện (lấy cả không gian liền kề)
- Giấy phép xây dựng phần hiện trạng (bản chính, bản sao).
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Lịch tiếp nhận hồ sơ: Thứ 3, thứ 5 hàng tuần).
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Công thương UBND cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
8. Lệ phí : Lệ phí cấp giấy phép xây dựng; mức phí: 100.000đ/ 1 giấy phép.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :
Đơn xin cấp phép xây dựng (Mẫu số 1).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :
- Lô đất phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt .
- Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
- Các công trình xây dựng , nhà ở riêng lể trong khu bảo tồn di sản văn hoá , di tích lịch sử - văn hoá phải bảo đảm mật độ xây dựng, cây xanh, chổ để xe không làm ảnh hưởng cảnh quan môi trường.
- Công trình sữa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưỡng đến các công trình lân cận.
Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chữa hoá chất độc hại, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng công trình liền kề xung quanh.