Đồng chí Nguyễn Trí Đồng, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện thông qua các nội dung thẩm định, chấm điểm...
Tham gia đánh giá có đại diện lãnh đạo Chi Cục đo lường chất lượng tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở Tài nghuyên Môi trường, Sở Công Thương, Sở Khoa học Công Nghệ, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh và đại diện các chủ cơ sở có sản phẩm tham gia thẩm định.
Sản phẩm Dò lụa Song Anh, xã Hà Linh lần đầu tham gia OCOP
Tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hương Khê đợt 1, năm 2023 có 6 sản phẩm. Trong đó, có 4 sản phẩm thẩm định lại gồm: Mật ong Hương Bưởi, xã Hương Trạch; Dò me Tiến Giáp, thị trấn huyện Hương Khê; Hương Trầm Đinh Gia, xã Phúc Trạch; Vòng Trầm Phúc Vinh, xã Phúc Trạch. Các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng lần đầu gồm Dò luạ Song Anh, xã Hà Linh; Hương Trầm Thọ Nga, xã Phúc Trạch.
Trước đó các thành viên hội đồng đã kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2023.
Mật ong Hương Bưởi, xã Hương Trạch
Đến nay huyện Hương Khê có 22 sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm đã hết thời hạn phải đánh giá lại (Mỗi sản phẩm được công nhận đạt OCOP có thời hạn trong thời gian 3 năm).
Qua kiểm tra thực tế tại các cơ sở, các thành viên trong đoàn thống nhất đánh giá chưa đưa sản phẩm Vòng Trầm Phúc Vinh, xã Phúc Trạch vào đánh giá do do chưa đủ điều kiện đưa vào đánh giá thẩm định đợt này. Còn 5 sản phẩm còn lại đủ điều kiện đưa vào chấm điểm để công nhận sản phẩm OCOP.
Đồng chí Nguyễn Xuân Lan, Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện phát biểu...
Qua nghe các chủ cơ sở giới thiệu sản phẩm, xem các loại hồ sơ liên quan của từng sản phẩm thành viên Hội đồng thẩm định nhất trí chấm điểm xếp hạng các sản phẩm như sau: Mật ong Hương Bưởi, xã Hương Trạch đạt 59,3 điểm; Dò me Tiến Giáp thị trấn Hương Khê đạt 63,2 điểm; Hương Trầm Đinh Gia, xã Phúc Trạch đạt 58,9 điểm; Dò luạ Song Anh, xã Hà Linh đạt 59.3 điểm; Hương Trầm Thọ Nga, xã Phúc Trạch đạt 59,1 điểm.
Đồng chí Lê Xuân Tùng, Trưởng Phòng OCOP, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh phát biểu...
Các thành viên Hội đồng đã góp ý cho các đơn vị tư vấn và chủ cơ sở có sản phẩm được xếp hạng như: cần thay đổi mẫu mã giới thiệu sản phẩm, chú ý đảm bảo vệ sinh môi trường trong sản xuất, nguyên liệu đầu vào phải có nguồn gốc rõ ràng, các thông tin của sản phẩm phải đầy đủ, truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Đồng chí Phan Kỳ, UV BTV, Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ sở trong việc xây dựng sản phẩm OCOP.
Đồng thời đề nghị, sau hội nghị đánh giá này các chủ các cơ sở của 5 sản phẩm tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã, nhãn hiệu để thể hiện được tiêu chuẩn vừa được chẩm điểm, hoàn chỉnh một số nội dung Hội đồng yêu cầu để hướng tới tạo ra sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp. Các cơ sở có nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP nên thành lập công ty để tăng cường giới thiệu, tiếp thị quảng bá sản phẩm trên thị trường.