Tính đến 9h ngày 30/6/2019, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xẩy 67 điểm phát lửa, trong đó có 11 điểm gây cháy rừng. Diện tích rừng bị cháy, ước tính hàng trăm héc-ta, hiện đang có 3 vụ cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh.Ngoài nguyên nhân khách quan, còn có các nguyên nhân chủ quan, đó là: Một số người dân sống gần rừng, ven rừng ý thức trách nhiệm chưa cao, không chấp hành pháp luật bảo vệ rừng. Trong thời gian cao điểm nắng nóng, một số khu vực rừng trọng điểm dễ cháy chưa được chủ rừng, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình PCCCR theo quy định.Mặt khác, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sống gần rừng, ven rừng chưa thực hiện nghiêm túc các nội quy, điều kiện an toàn PCCCR; BCĐ các cấp chưa bám sát cơ sở để đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các địa phương, chủ rừng tổ chức thực hiện các giải pháp PCCCR theo phương án được phê duyệt. Việc huy động lực lượng, phương tiện 4 tại chỗ, tham gia chữa cháy (cấp huyện, xã) còn lúng túng, bị động hiệu quả chưa cao. Sau các vụ cháy rừng, việc tổ chức điều tra, xác minh nguyên nhân, đối tượng gây cháy để xử lý nghiêm theo pháp luật chưa hiệu quả nên tính răn đe, giáo dục không cao; việc huy động nguồn kinh phí của các chủ rừng, UBND các xã, huyện đầu tư cho công tác PCCCR chưa nhiều…
Để chủ động thực hiện tốt công tác PCCCR, hạn chế thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy rừng gây ra, BCĐ tỉnh, đề nghị các ngành, chính quyền địa phương, chủ rừng tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp.Theo đó, phối hợp điều tra, xác định rõ nguyên nhân, diện tích thiệt hại, truy tìm đối tượng gây cháy để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; xem xét, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.Tiếp tục tập trung cho công tác tuyên truyền, cảnh báo về công tác PCCCR, nhất là trong thời gian cao điểm nắng nóng, có nguy cơ cháy cao; vận động nhân dân sống trong và gần rừng thực hiện canh phòng, phát hiện sớm lửa rừng.Các cấp, chủ rừng, cơ quan chức năng cần rà soát lại phương án PCCCR; thực hiện phòng cháy, trực cháy, báo cháy rừng ở mức cao nhất, với 100% quân số từ nay cho đến hết mùa cháy; đảm bảo 4 tại chỗ, sẵn sàng tham gia chữa cháy kịp thời khi mới phát sinh; tổ chức chữa cháy rừng chủ động, hiệu quả, kịp thời, khi có xẩy ra cháy rừng.Tổ chức khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng nghiêm túc, đúng quy định theo pháp luật; thực hiện việc thông tin, báo cáo.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các cấp, ngành đều cho rằng, nguyên nhân chủ yếu xẩy ra cháy rừng là do công tác tuyên truyền nâng cao nhân thức của người dân chưa đáp ứng yêu cầu; dụng cụ, phương tiện, công cụ PCCCR vừa thiếu vừa lạc hậu; lực lượng tham gia chữa cháy rừng đông nhưng chưa hiệu quả do thiếu sự phối hợp trong chỉ đạo, tổ chức thực thi tại hiện trường; kinh phí dành cho công tác PCCCR còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu.
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao sự tham gia chữa cháy rừng một cách tích cực, đông đảo của các lực lượng chức năng, người dân thời gian qua. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế trong công tác PCCCR, như: công tác 4 tại chỗ còn thiếu chủ động; phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác PCCCR còn thô sơ, thiếu thốn; nhận thức của người dân đối với công tác PCCCR chưa cao, dẫn đến bất cẩn, gây thiệt hại rất lớn.Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, thời gian tới, các địa phương, chủ rừng cần quán triệt, triển khai nghiêm túc Công điện 776 của Thủ tướng Chính phủ về công tác PCCCR; lực lượng chức năng tổ chức ra soát diện tích rừng thông đã giao cho các chủ rừng, hộ gia đình; xác minh, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra từng vụ cháy rừng.Công tác chỉ huy, điều hành chữa cháy rừng cần được chấn chỉnh, tổ chức lại sao cho đạt hiệu quả cao; rà soát lại công tác 4 tại chỗ; đề cao tinh thần cảnh giác; nghiêm khắc xử lý những hành vi vi phạm lâm luật.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh và Trung ương, cấp ủy chính quyền địa phương huyện Hương Khê tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân và chủ rừng trong công tác BVR-PCCR. Giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng đất rừng, tăng cường tuần tra chốt chặn tại các địa bàn trọng điểm thường xảy ra khai thác lâm sản trái phép,có nguy cơ cháy rừng cao. Nếu tổ chức cá nhân vi phạm luật BV-PTR thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của Pháp luật.